Tổng Hợp Các Loại Mã Vạch Thông Dụng Trên Thị Trường Hiện Nay

Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của mã vạch

Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của mã vạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể hơn khi phải đối mặt với nhiều lựa chọn về sản phẩm hàng tồn hoặc tài sản của bạn. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được đúng loại mã vạch bằng cách giới thiệu các loại mã vạch 1D và mã vạch 2D.

các loại mã vạch thông dụng
                   Phân biệt mã vạch 1D, mã vạch 2D

Đặc biệt là chúng tôi còn làm nổi bật những ứng dụng phổ biến trong mô hình quản lý. Cũng như giải quyết khó khăn bằng cách thu hẹp lựa chọn. Có lẽ sản phẩm của bạn đang gặp những vấn đề như.: Có ít hơn một inch trong vấn đề in ấn hoặc bạn cũng có thể in trên những tông sóng. Hoặc bạn cũng có thể cần thêm các mã secure… Tất cả những vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết bởi những thông tin này.

 

Các loại mã vạch thông dụng dạng one-dimensional ( mã vạch 1D)

Trong các loại mã vạch thì mã vạch 1 chiều ( còn được gọi là mã vạch 1D) được cho là phổ biến và thông dụng nhất. Hệ thống đại diện của dữ liệu sẽ được thay đổi bằng độ rộng và khoảng cách của những đường song song. Đó có thể được gọi theo thuật ngữ tuyến tính hoặc một chiều. Chúng chủ yếu bao gồm những loại mã vạch truyền thống. Như UPC và EAN- những mã vạch thông dụng đã được công nhận là tốt nhất.

– Mã vạch UPC

UPC nằm trong các loại mã vạch thông dụng được dùng chủ yếu để dán nhãn. Hoặc quét hàng tiêu dùng tại thời điểm bán hàng trên toàn thế giới, chủ yếu là tại Hoa Kỳ cùng một số nước khác trên thế giới như.: Anh, Úc, Newzeland… Mã vạch UPC-A có thể sử dụng để biến thể và mã hoá thành 12 chữ s.  Trong khi đó, UPC-E lã mã vạch có biến thể nhỏ hơn, chỉ được mã hoá thành 6 chữ số.

các loại mã vạch thông dụng
                 Phân biệt mã vạch EAN, mã vạch UPC

– Mã vạch EAN

Mã vạch EAN bao gồm các biến thể EAN-13, EAN-8, JAN-13, ISBN, ISSN. Để ghi nhãn hàng hoá tiêu dùng trên thế giới thì đây là mã vạch thông dụng nhất. Chủ yếu được sử dụng cho các cửa hàng, siêu thị tại châu Âu. Nhìn thoạt qua, mã vạch này khá giống với mã vạch UPC nhưng sự khác biệt cơ bản và chủ yếu nhất vẫn chính là ứng dụng địa lý của họ. Nếu như EAN-13( bao gồm 13 chữ số chính) được coi là hình thức mặc định chính. Thì EAN-8 ( bao gồm 8 chữ số) mã vạch có trên sản phẩm mà chủ yếu là những không gian hạn chế có sẵn, chẳng hạn như kẹo nhỏ.

các loại mã vạch thông dụng hiện nay
                Ứng dụng mã vạch trong giáo dục

– Mã vạch 39

Được coi là các loại mã vạch thông dụng của hàng hoá nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô và các bộ phận Quốc phòng Mỹ. Mã vạch này cho phép việc sử dụng cả kí tự và chữ số. Tên viết tắt của nó xuất phát từ thực tế nó là nó chỉ có thể mã hoá 39 kí tự- mặc dù trong nhiều phiên bản gần đây. Bộ kí tự đã tăng lên tới 43 kí tự. Mặc dù nó khá nhỏ gọn nhưng ý nghĩa lại khá lớn ( điều này chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết sau).

các loại mã vạch thông dụng
                 Các loại mã vạch thông dụng hiện nay

Nằm trong những mã vạch thông dụng dạng 1D còn có một số dạng mã vạch khác như. Mã vạch 128, mã vạch ITF, mã vạch 93, mã vạch codabar, GS1 Databar, mã MSI Plesey…

các loại mã vạch thông dụng
                 Ứng dụng mã vạch trong ngành y tế

==> XEM THÊM: ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA MÃ VẠCH TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY<==

Các loại mã vạch thông dụng dạng Hai-Dimensional 2D

Mã vạch 2D còn được gọi là mã vạch 2 chiều. Sử dụng hệ tống đại diện dữ liệu biểu trưng hai chiều và hình dạng. Chúng được nhận dạng tương tự như mã vạch 1D tuyến tính. Nhưng lại có thể đại diện nhiều dữ liệu hơn tại một đơn vị diện tích. Mã vạch 2 bchiều bao gồm một số loại mã vạch khá mới như mã QR và mã PDF417.

các loại mã vạch thông dụng
                   Ứng dụng mã vạch trong sản xuất

– Mã vạch QR

Trong các loại mã vạch thông dụng ở dạng 2 chiều thì mã QR được coi là mã vạch ma trận. Lấy đối tượng chính là người tiêu dùng mạnh mẽ. Chủ yếu được sử dụng dành cho việc tiếp thị và theo dõi. Cũng như danh thiếp, quảng cáo, tạp chí…

các loại mã vạch thông dụng
                                                           Mã vạch QR code

Mã vạch này miễn phí sử dụng, khá linh hoạt về kích thước cũng như khả năng chịu lỗi cao. Có khả năng đọc khá nhanh, mặc dù chúng không thể đọc được khi sử dụng máy quét laser. Trong mã vạch QR, bao gồm 4 chế độ dữ liệu khác nhau là.: Số, chữ và sô, byte/nhị phân, Kanji…QR phát triển bắt đầu tại Nhật Bản và bắt đầu lan toả đến ngày nay.

 

– Mã vạch PDF417

Đây là dạng mã vạch thông dụng dạng 2D được sử dụng trong những ứng dụng đòi hỏi có lượng lưu trữ dữ liệu lớn. Chẳng hạn như chữ kí, dấu vân tay, văn bản số, đồ hoạ… Đặc biệt, chúng có khả năng lưu giữ trên 1,1 KB máy . Điều đó giúp chúng mạnh hơn rất nhiều so với những loại mã vạch thông dụng dạng 2D khác.  Tương tự như QR, mã vạch PDF417 cũng được dùng miễn phí và trong phạm vi công cộng.

– Mã vạch DataMatrix

Là dạng mã vạch 2D được dùng cho các mục nhỏ, tài liệu hay hàng hoá. Cùng hình dáng nhỏ bé chúng chính là mã vạch lý tưởng cho các sản phẩm nhỏ. Thực tế thì theo khuyến cáo của EIA ( Electronic Indusstries Alliance). Họ đã khuyến khích sử dụng dạng mã vạch này dành cho các linh kiện điện tử nhỏ.

các loại mã vạch
      Phân biệt mã vạch QR code và mà vạch Data Matrix

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng của những loại mã vạch này. Điều này sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn hợp lý và đúng đắn nhất khi tạo mã vạch cho sản phẩm, hàng hoá của mình.

==>XEM NGAY: Cách Nhận Diện Các Loại Mã Số Mã Vạch Nhanh Chóng Chính Xác Nhất <==