1: Tem bảo hành có đặc điểm gì khác biệt so với các loại tem thông thường.
Tem bảo hành còn có tên gọi khác là tem vỡ, tem niêm phong, tem bể, tem giấy… Đặc điểm của con tem này có kích thước rất nhỏ. Các vấn đề liên quan đến thiết kế cũng như độ bền, độ thẩm mỹ… rất được chú trọng. Do tính chất bảo hành, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chống hàng giả hàng nhái, đánh cắp sản phẩm… Nên con tem có khả năng chống bóc, chỉ có thể sử dụng 1 lần. Thông tin đánh dấu trên tem như: ngày tháng bảo hành, cơ sở bảo hành,…. sau khi điền sẽ không thể tẩy xóa.
Tem vỡ bảo hành thường có 3 hình dạng chính: tem hình tròn, tem hình chữ nhật và tem hình elip. Ngoài ra còn một số hình dạng khác như hình răng cưa, hình thang, hình lục giác….
2: Chất liệu và ứng dụng của giấy in tem bảo hành.
⇒ Khách hàng tham khảo :” Những điều bạn cần phải biết khi chọn ribbon mực in tem bảo hành”.
Có 2 chất liệu giấy in tem bảo hành là loại dòn và loại dai.
-
Giấy in tem bảo hành dòn.
Đây là loại giấy in tem bảo hành được sản xuất bằng nguyên liệu đặc biệt. Bề mặt giống như giấy nhưng rất dễ vỡ khi đã dán vào sản phẩm. Vì là loại giấy nên có thể dùng để đánh dấu: Ngày Tháng bảo hành sản phẩm… Thường là sản phẩm thuộc lãnh vực thiết bị điện tử nhằm tránh bị đánh tráo, đổi chác từ những sản phẩm đã hết hạn bảo hành thành sản phẩm còn thời hạn in trên tem bảo hành gây thiệt hại cho người bán hàng.
-
Giấy in tem bảo hành dai.
Với loại giấy in tem bảo hành này thì sau khi in xong hoặc để lâu thì vẫn dẻo chứ không dòn. Tuy nhiên chất lượng đảm bảo và độ vỡ không khác với tem dòn. Ưu điểm của tem dai là dán vào các mép cạnh của sản phẩm có đường gấp khúc 180 độ không bị gãy (rách) tem. Tem thường được dùng để dán lên các sản phẩm như nắp chai,.. Tem niêm phong vỏ hộp hàng hóa, rượu nhập khẩu, dán niêm phong két sắt, cửa container, …
4: Một số mẫu ứng dụng giấy in tem bảo hành cho khách hàng tham khảo.
⇒ Xem ngay: “ 5 BÍ QUYẾT CHÍ MẠNG ĐỂ SỞ HỮU 1 TEM NHÃN SẢN PHẨM ĐẸP “