[Điều Cần Biết] Quy Định Về Nhãn Phụ Cho Hàng Hóa Nhập Khẩu

Tìm hiểu đầy đủ quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu

Nhãn phụ là nhãn bắt buộc cho hàng hóa nhập khẩu. Nó có tác dụng dịch các thông tin từ nhãn gốc tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Từ đó giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu về sản phẩm. Giúp các cơ quan chức năng kiểm tra, loại bỏ hàng nhập lậu. Quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu được ban hành theo nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2006 của chính phủ, nghị định số 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017.

Vi phạm nhãn hàng hóa
Vi phạm nhãn hàng hóa

Bài viết này giới thiệu đầy đủ các quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu để khách hàng, nhà cung cấp, doanh nghiệp, cơ sở nhập khẩu, kinh doanh nắm rõ được các thông tin trong quản lý nhãn hàng hóa.

Quy định về tem nhãn phụ trên hàng hóa nhập khẩu

Trước khi tìm hiểu về quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu chúng ta tìm hiểu về nhãn phụ và vai trò của nó. Nhãn phụ hay còn được gọi là tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa dịch từ nhãn gốc tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam. Nhãn phụ được đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài. Được kiểm tra, dò soát bởi các cơ quan chức năng trước khi lưu thông trên thị trường.

Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu
          Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu

Nhãn phụ của hàng hóa có vai trò giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. Giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm nhập khẩu. Các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, xử phạt hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.

Những điều này được quy định rõ ràng theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP có quy định: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”. Nguồn: Nghị định về nhãn hàng hóa của chính phủ 

Nếu các sản phẩm nhập về chưa đầy đủ thông tin thì bắt buộc phải có nhãn phụ. Giải thích và mô tả các thông tin về sản phẩm. Bao gồm các thông tin sau:

  • Tên hàng hóa
  • Tên nước sản xuất
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm bằng tiếng Việt
  • Thông tin thành phần/ giá trị dinh dưỡng (với thực phẩm)
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm. Tên đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường
  • Định lượng sản phẩm (khối lượng tịnh/ thể tích)
  • Số lô sản xuất
  • Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng
  • Hướng dẫn sử dụng, lưu ý về an toàn khi sử dụng

Quy định về cách thức dán nhãn phụ

– Nội dung quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu:

Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu
                       Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu

Gồm nhiều phần khác nhau trong đó không thể thiếu: Tên hàng hóa, tên nước, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa.

Tùy theo mỗi loại hàng hóa để có những nội dung quy định phù hợp. Và xử lý, kiểm soát nhãn phụ cho hàng hóa đúng với loại sản phẩm.

– Tất cả các thông tin trên nhãn hàng hóa như màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, phải rõ ràng. Tất cả các thông tin có thể dịch được. Sử dụng tiếng Việt phổ thông. Màu nền của nhãn hàng hóa tương phản với màu chữ nhãn. Ví dụ màu trắng và màu đen…

– Vị trí dán nhãn trong quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu:

  • Theo quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu, nhãn phụ cần được dán ở vị trí dễ quan sát trên bao bì, hộp sản phẩm. Có đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Nhãn phụ của hàng hóa cần trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc về sản phẩm.
  • Các nội dung: tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; ngày sản xuất; hạn sử dụng; định lượng; xuất xứ hàng hóa phải được ghi trên nhãn hàng hóa. Nếu không trình bày đầy đủ cần có tài liệu kèm theo. Tài liệu cần rõ ràng và ghi đầy đủ vị trí, thông tin sản phẩm..

– Kích thước nhãn phụ cho hàng hóa: Theo quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu. Kích thước nhãn do tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự quyết định. Phụ thuộc theo quy định của nhà nước.

– Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa: Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp sau:

  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất;
  • Trường hợp không có tên tiếng Việt thay thế cho tên sản phẩm.
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa.
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nhượng quyền sản xuất hàng hóa trên thị trường. Doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền.
Vị trí dán tem nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu
          Vị trí dán tem nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu

Trên đây là một số thông tin quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu. Để có thêm các kiến thức về nhãn phụ, mã vạch. Bạn đọc tìm hiểu thêm các bài viết chi tiết trong cùng chuyên mục. Tránh những sai phạm trong nhập khẩu, dán nhãn mác hàng hóa.

Des: Quy định về nhãn phụ cho hàng hóa nhập khẩu được ban hành theo nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2006

==> XEM NGAY: NHÃN PHỤ LÀ GÌ? TỔNG HỢP THÔNG TIN NHÃN PHỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU