Giải Pháp ChốngThất Thoát Hàng Hóa Bằng Mã Vạch
Trong kinh doanh việc chống thất thoát hàng hoá đang là vấn đề đau đầu của hầu hết các nhà quản lý. Quy mô cửa hàng càng lớn thì việc thất thoát hàng hoá cũng tăng theo.
==> Bài viết liên quan:” CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH – GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH“
Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thất thoát hàng hoá:
1) Nhóm nguyên nhân bên trong gồm:
- Quy trình quản lý kho hàng và cách phân cấp phân quyền chưa rõ ràng từ đó dẫn đến việc
- Kiểm kê hàng hóa không chính xác
- Dán mã hàng hóa nhầm hàng đó là việc mang tem của mặt hàng này dán nhầm sang tem của mặt hàng khác
- Trưng bày lộn xộn khi tìm kiếm hàng hóa trở nên rất khó khăn
- Lơ là trong khâu kiểm soát dẫn đến chính nội bộ làm thất thoát
- Mất hàng do chính sách khuyến mại và thẻ của khách hàng bị nhân viên tận dụng xử lý.
- Mất cắp do nhân viên nhận tiền của khách nhưng lại không nộp lại
2) Nhóm nguyên nhân bên ngoài gồm :
- Mất cắp bởi những khách hàng vào quầy. (Đối với những mặt hàng nhỏ dể bỏ túi khách hàng thường lấy luôn mà không qua quầy tính tiền).
- Đối với hàng thực phẩm ăn liền có thể mất cắp do chính khách hàng sử dụng tại chỗ trong siêu thị
- Khách hàng sử dụng thủ thuật bóc tem của mặt hàng rẻ tiền dán lên mặt hàng đắt tiền để nhân viên tính tiền bị sai
Nhìn vào danh sách các nguyên nhân chúng ta thấy có đến 70% là mất mát do nguyên nhân bên trong. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bài toán quản lý nội bộ được xây dựng một cách khoa học.
Giải pháp chống thất thoát hàng hóa bằng mã vạch
Giải pháp chống thất thoát bằng mã vạch. Việc có một số lượng khổng lồ các sản phẩm tại siêu thị. Mà đặc trưng các sản phẩm ở siêu thị thông thường là những sản phẩm nhỏ. Kiểm soát số lượng chúng hàng ngày là việc không hề đơn giản.
Một hệ thống mã vạch cho các sản phẩm nội bộ hoàn toàn có thể ngăn chặn sự mất mát của hàng hóa. Hơn nữa nó cho phép bạn nắm rõ sự luân chuyển hàng hóa của bạn dễ dàng và chính xác hơn.
Hệ thống mã vạch chống thất thoát hàng hóa bao gồm
Một bộ phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm. Có thể dùng hệ thống máy tính thông thường hoặc một bộ xử lý được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ bán hàng. Một chiếc máy in mã vạch dùng in ấn decal giấy in mã vạch cho các sản phẩm. Một máy đọc mã vạch sử dụng loại quét mã vạch đọc từng mã vạch. Một màn hình hiển thị tùy theo ứng dụng màn hình điều khiển. Có thể dùng loại cảm ứng đối với những nơi có những yêu cầu nhỏ gọn. Máy in hóa đơn tính tiền một chiếc máy in hóa đơn bán lẻ cho khách hàng.
Máy đọc mã vạch sản phẩm
Các sản phẩm đều được quét mã vạch khi thanh toán. Các mã vạch sẽ được máy đọc tự động nhận diện và thu thập dữ liệu cho phần mềm quản lý. Người tính tiền chỉ việc cầm từng món hàng lướt qua hệ thống quét barcode được trang bị ngay bên dưới bàn tính tiền. Máy sẽ tự động đọc và giải mã các mã vạch trên các món hàng mà không cần chiều của mã vạch.
Một bộ phần mềm quản lý dữ liệu
Hay cũng được gọi là phần mềm bán hàng. Phần mềm sẽ lưu trữ các số liệu hàng hóa nhập vào- bán ra theo ngày giờ cụ thể. Chúng quản lý các sản phẩm đến từng sản phẩm nhỏ. Được thiết kế và sử dụng theo phương pháp lưu trữ sản phẩm thông qua các dãy số mã vạch của chúng.
Máy in hóa đơn thanh toán
Máy in hoá đơn được chế tạo nhằm mục đích in hoá đơn bằng giấy cuộn in hoá đơn. Tức là loại giấy cuộn có khổ nhỏ cỡ khoảng từ 76mm – 80mm. Vừa đủ để in ra danh sách các món hàng và giá cả. Có thể in được nhiều Ply và cắt giấy tự động sau khi in để giao cho khách hàng một cách mau lẹ. Nếu ta không có những thiết bị chuyên dùng đặc thù cho mô hình của một trung tâm thương mại thì ta không thể nào giải quyết được nhu cầu mua sắm của khách hàng. Như vậy sẽ dẫn đến việc hiệu quả bán hàng bị kém đi.
Màn hình hiển thị
Một màn hình hiển thị chi tiết giá của sản phẩm và tổng số tiền thanh toán cho khách hàng. Khách hàng có thể đối chiếu và kiểm tra lại thông qua hóa đơn bán hàng được in bởi hệ thống.
Lợi ích mang lại khi áp dụng hệ thống mã vạch chống thất thoát hàng hóa
- Các nhóm hàng hóa được quản lý chặt chẽ
- Doanh thu, hàng hóa bán được kiểm tra
- Kiểm soát được bảng giá nhập xuất hàng hóa
- Quản lý các nhà cung cấp/ các khách hàng
- Các kho, cửa hàng được quản lý hàng ngày một cách chi tiết và tiết kiệm thời gian
- Quản lý công nợ của từng khách hàng.