Quy định về nhãn phụ bằng tiếng Việt với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam
Nhãn phụ bằng tiếng Việt được xem là quy định bắt buộc của sản phẩm lưu thông tại Việt Nam. Nhãn phụ được dán trên bao bì, hộp, sản phẩm để thể hiện các thông tin đầy đủ, chi tiết về hàng hóa đó. Giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, kiểm tra sản phẩm nhập khẩu. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chính hãng.
Nhãn phụ hàng hóa có những quy định nghiêm ngặt riêng trong quản lý thị trường. Đó là những quy định gì? Lưu ý gì khi làm nhãn phụ bằng tiếng Việt với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam? Cùng tìm hiểu qua các thông tin sau:
Nhãn phụ của hàng hóa là gì?
Nhãn phụ hay còn được gọi là tem phụ hàng hóa là một loại tem nhãn mác được dán trên hàng hóa, trên bao bì, ống, hộp… Có chức năng thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó. Được dịch nguyên gốc từ tem ban đầu của sản phẩm. Từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bổ sung các thông tin chi tiết nếu tem gốc không có.
Nhãn phụ bằng tiếng Việt được các công ty nhập khẩu hàng hóa, công ty chịu trách nhiệm lưu thông hàng hóa trên thị trường Việt Nam in ấn. Đảm bảo những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Trong sản xuất hàng hóa, nhãn phụ đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài của hàng hóa. Đơn vị làm nhãn phụ hàng hóa cần đảm bảo tính chung thực, chính xác và chi tiết về sản phẩm.
Khi gắn nhãn phụ bằng tiếng Việt lên sản phẩm cần đảm bảo dễ nhìn, dễ quan sát. Trên nhãn phụ có đầy đủ các nội dung quy định. Không tháo rời các phần, các chi tiết hàng hóa.
Vai trò của nhãn phụ bằng tiếng Việt
Nhãn phụ phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra của cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát và phân biệt được với hàng hóa nhập lậu. Khi đưa hàng hóa ra thị trường bên cạnh tem nhãn với những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài. Để tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh các mặt hành nhập khẩu thì việc in tem nhãn phụ bằng tiếng Việt được xem là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nó giúp chứng minh nguồn gốc xuất xứ và tính chính hãng của sản phẩm. Sau khi đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa nhập khẩu. Bạn có thể dễ dàng tự in tem nhãn và dán nhãn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị có thể tự lựa chọn kích thước tem phụ hàng hóa. Sao cho kích thước phù hợp với kích thước bao bì và loại hàng hóa. Có thể sử dụng giấy tự dính, decal nhựa và nhiều loại hình in khác cho tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Vai trò của nhãn phụ bằng tiếng Việt giúp doanh nghiệp của bạn chứng minh tính chính hãng. Xác định được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy với khách hàng. Thiết kế nhãn phụ bằng tiếng Việt phù hợp để tạo nên điểm nhấn riêng cho sản phẩm.
Quy định về nhãn phụ bằng tiếng Việt với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam
Nội dung thông tin trên nhãn phụ
Quy định về nội dung nhãn phụ bằng tiếng Việt cho hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Dựa vào nghị định số 43/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017. Trong đó quy định rõ về điều khoản, phương thức thực hiện, xử lý sai phạm với nhãn phụ hàng hóa. Trên nhãn phụ có các thông tin chung về mã đăng ký, mã vạch và tên hàng hóa, công ty nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ… Tất cả các thông tin trên cần chính xác, trung thực và phù hợp với hàng hóa.
Mẫu mã nhãn phụ bằng tiếng Việt
Tất cả về nhãn phụ bằng tiếng Việt cần rõ ràng. Bao gồm: màu sắc, chữ số, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu, hình vẽ… Màu nền của nhãn hàng hóa cần tương phản với màu chữ số. Nội dung trên tem nhãn phụ cần rõ ràng theo quy định. Nhãn phụ bằng tiếng Việt thường được in chỉ bằng 2 màu: đen và trắng.
Chất liệu in nhãn phụ:
Chất liệu in nhãn phụ bằng tiếng Việt có rất nhiều như giấy decal Amazon, giấy decal nhựa hay còn gọi là decal PVC giấy decal thường UPM, Lintec, giấy decal Fasson, , giấy decal xi bạc, giấy decal trong…
Kích thước tem nhãn phụ:
Không bắt buộc một kích thước quy định. Có thể tùy chỉnh theo sản phẩm. Đa phần các nhãn phụ bằng tiếng Việt được thiết kế theo hình tròn, hình chữ nhật hay hình elip
Đối với bất cứ sản phẩm nào lưu thông trên thị trường Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu về nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Nếu bạn là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân muốn tìm hiểu về nhãn phụ trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hãy lưu ngay những thông tin trên để có những kiến thức tốt nhất trong quản lý hàng nhập khẩu. Đảm bảo đúng pháp luật.
==> XEM NGAY: CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NHÃN PHỤ HÀNG HÓA HIỆN NAY <==