Lệ Phí Đăng Ký Mã Số Mã Vạch, Phí Cấp Và Phí Duy Trì Hàng Năm

LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH

Trên thị trường hiện nay quá đa dạng về mẫu mã. Hàng loạt các mặt hàng được đưa ra sử dụng khiến cho người dùng càng khó có thể phân biệt được hàng thật hàng giả . Với tâm lí người tiêu dùng luôn hướng về các mặt hàng đã có thương hiệu.  Hay là các mặt hàng có trong siêu thị vì đã qua kiểm tra chất lượng. Khi đi mua sắm họ luôn muốn biết các thông tin về sản phẩm đó. Để thể hiện các thông tin đó  doanh nghiệp tìm đến mã vạch. Để doanh nghiệp có thể đăng ký mã vạch nhanh nhất theo hướng dẫn TẠI ĐÂY 

 

Ngoài ra, mã vạch giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ. Người dùng cũng có thể biết được thông tin sản phẩm nhanh nhất. Lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng chỉ cần dựa vào tem nhãn mã vạch. Vì vậy việc doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch là phương án tối ưu nhất. Để đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp cần đóng lệ phí  đăng ký mã số mã vạch.

Vậy lệ phí đăng ký mã số mã vạch cần đóng là bao nhiêu.

Vậy lệ phí đăng ký mã số mã vạch cần đóng là bao nhiêu. Các bạn có thể đọc bài viết này để nắm rõ những mức lệ phí đăng kí mã số mã vạch được  Nhà nước quy định.

Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch, mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể như sau:

 

I.Lệ phí đăng ký mã số mã vạch và hướng dẫn sử dụng 

STT Phân loại phí Mức thu

(đồng/mã)

1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

II. Lệ phí đăng ký  mã số mã vạch nước ngoài

STT Phân loại Mức thu
1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000 đồng/hồ sơ
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000 đồng/mã

 

III. Sau khi đóng lệ phí đăng kí mã số mã vạch doanh nghiệp cần đóng lệ phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT Phân loại phí Mức thu

(đồng/năm)

1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1  
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

IV. Lệ phí đăng ký  mã số mã vạch được quy định tại thông tư 36/2007/TT-BTC như sau:

STT Phân loại Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng Phí duy trì
1 Sử dụng mã doanh nghiệp    
a Sử dụng mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số 1.000.000 1.000.000
b Sử dụng mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số 1.000.000 500.000
2 Sử dụng mã GLN (một mã số) 300.000 200.000
3 Sử dụng mã EAN-8 (một mã số) 300.000 200.000
4 Đăng ký sử dụng mã nước ngoài 500.000  

Như vậy, chi phí cấp và duy trì mã số mã vạch hiện nay có sự biến động theo chiếu hướng tăng so với quy định tại thông tư 36/2007/TT-BTC.

Lưu ý – Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp hoặc xác nhận sử dụng mã sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định trên.

Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ sau:

Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Cầu Giấy, Hà nội

Số tài khoản: 3511.0.1059094

Đơn vị hưởng: Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội

Lưu ý:

1) Khi chuyển khoản đề nghị cơ sở ghi rõ tên cơ sở, ghi rõ loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì). Đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục TCĐLCL cấp – vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi (ví dụ: 893……).

2) Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước 30/6 hàng năm.