Tiêu Chuẩn Quốc Tế Cho Xuất Bản Phẩm Nhiều Kỳ ISSN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6381:2007 (ISO 3297:1998) THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU − MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ (ISSN)

Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ  là quy định và khuyến khích việc sử dụng mã số ISSN để phân định một cách đơn nhất các xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Mỗi mã số ISSN là số phân định đơn nhất cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ riêng biệt.
Có thể áp dụng mã ISSN cho tất cả các loại xuất bản phẩm nhiều kỳ, không tính đến việc xuất bản phẩm đó là trong quá khứ, hiện tại hay sẽ được xuất bản trong tương lai gần, không tính đến cả phương tiện xuất bản. Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm xuất bản phẩm định kỳ, báo, ấn phẩm hàng năm (như các báo cáo, niên giám, danh bạ…) và tạp chí, tùng thư, kỷ yếu, công trình nghiên cứu, công trình hội nghị … của các hội.

Tham khảo thêm Danh mục các yếu tố dữ liệu dùng trong mạng ISSN, các bước tính số kiểm tra. Tiêu chuẩn quốc tế xuất bản phẩm nhiều kỳ không quy định việc ấn định mã ISSN cho tài liệu chuyên khảo, báo cáo kỹ thuật, các tài liệu ghi âm và ghi hình và các ấn phẩm âm nhạc in. Các tài liệu này có thể áp dụng mã ISSN trong việc bổ sung số chuẩn khi chúng là phần của xuất bản phẩm nhiều kỳ.

NỘI DUNG TCVN 6381:2007 (ISO 3297:1998) TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ ISSN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6381 : 2007
ISO 3297 : 1998

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU − MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ (ISSN)
Information and Documentation − International standard serial numbering (ISSN)

Lời nói đầu
TCVN 6381: 2007 thay thế TCVN 6381: 1998.
TCVN 6381: 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 3297: 1998.
TCVN 6381 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 46 Thông tin tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời mở đầu
Ðã từ lâu người ta nhận thấy rằng cần có một mã ngắn gọn, đơn nhất, có nghĩa để nhận biết các xuất bản phẩm nhiều kỳ. Sự trao đổi thông tin giữa các hệ thống máy tính của các tổ chức khác nhau, những người sử dụng (thư viện, các dịch vụ làm tóm tắt và những người sử dụng khác), người cung cấp hoặc người phân phối và các nhà xuất bản và sản xuất, yêu cầu cần phải có một mã chuẩn. Sự giao tiếp giữa những tổ chức khác nhau vượt ra ngoài biên giới quốc gia và do đó đòi hỏi một mã quốc tế mà mã này phải là mã dạng số vì không có một bảng chữ cái riêng biệt nào được mã số các nhà sản xuất và người sử dụng xuất bản phẩm nhiều kỳ áp dụng. Ðể đáp ứng những yêu cầu này, mã số tiêu chuẩn quốc tế đối với xuất bản phẩm nhiều kỳ đã được xây dựng làm mã phân định cho các xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Hệ thống dữ liệu về xuất bản phẩm nhiều kỳ quốc tế (ISDS) được thành lập như là một tổ chức đa chính phủ trong phạm vi khuôn khổ của chương trình UNESCO/UNISIST được chỉ định ðể kiểm soát việc cấp mã số ISSN. ISDS từ đó trở thành mạng ISSN.
Mạng ISSN bao gồm các trung tâm quốc gia và khu vực,được điều phối với nhau bởi một Trung tâm Quốc tế. Các Trung tâm Quốc gia có trách nhiệm cấp mã số ISSN và việc đăng ký các xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản tại nước sở tại, và có trách nhiệm ðối với việc chuyển những đăng ký này đến Trung tâm Quốc tế. Một vài Trung tâm Quốc gia có thể quyết định cùng thiết lập một trung tâm khu vực vì lý do kinh tế, địa lý hay ngôn ngữ.
Khi cần, Trung tâm quốc tế đảm nhận việc cấp và đăng ký ISSN cho các xuất bản phẩm nhiều kỳ do các tổ chức quốc tế xuất bản và cho các xuất bản phẩm nhiều kỳ xuất bản tại nước mà ở đó không có Trung tâm ISSN khu vực hay quốc gia. Trung tâm Quốc tế cũng có trách nhiệm đối với việc cấp một lượng mã số ISSN cho các trung tâm khu vực hay quốc gia, để điều phối mọi hoạt động trong phạm vi mạng và để xuất bản danh mục đăng ký mã số ISSN quốc tế 1.

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU − MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ (ISSN)
Information and Documentation − International standard serial numbering (ISSN)

1. Phạm vi áp dụng
Mục đích của tiêu chuẩn này là quy định và khuyến khích việc sử dụng mã số ISSN để phân định một cách đơn nhất các xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Mỗi mã số ISSN là số phân định đơn nhất cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ riêng biệt.
Có thể áp dụng mã ISSN cho tất cả các loại xuất bản phẩm nhiều kỳ, không tính đến việc xuất bản phẩm đó là trong quá khứ, hiện tại hay sẽ được xuất bản trong tương lai gần, không tính đến cả phương tiện xuất bản. Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm xuất bản phẩm định kỳ, báo, ấn phẩm hàng năm (như các báo cáo, niên giám, danh bạ…) và tạp chí, tùng thư, kỷ yếu, công trình nghiên cứu, công trình hội nghị … của các hội.
Tiêu chuẩn này không quy định việc ấn định mã ISSN cho tài liệu chuyên khảo, báo cáo kỹ thuật, các tài liệu ghi âm và ghi hình và các ấn phẩm âm nhạc in. Các tài liệu này có thể áp dụng mã ISSN trong việc bổ sung số chuẩn khi chúng là phần của xuất bản phẩm nhiều kỳ.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Ðối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Ðối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO 8: 1977, Documentation – Presentation of periodicals (Tý liệu – Trình bày các xuất bản phẩm định kỳ).
ISO 2709: 1996, Information and documentation – Format for information exchange (Thông tin và tư liệu – Khổ mẫu trao đổi thông tin).
ISO 5123: 1984, Documentation – Headers for microfiche of monographs and serials (Tư liệu – Tiêu ðề ðối với vi phiếu của tài liệu chuyên khảo và xuất bản phẩm nhiều kỳ).
ISO 7275 : 1985, Documentation – Presentation of title information of series ( Tư liệu – Trình bày thông tin nhan đề của từng thư)
3. Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1.
Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) (Interantional Standard Serial Number)
Dãy số gồm tám chữ số kể cả chữ số kiểm tra và được đặt sau tiền tố ISSN, do Mạng ISSN cấp cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Chú thích: Trong tiếng Anh, chữ viết tắt “ISSN” ám chỉ các dạng thức số ít hay số nhiều tùy thuộc vào ngữ cảnh.
3.2
Nhan đề khoá (key title)
Tên đơn nhất do mạng ISSN cấp cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ và gắn liền với mã số ISSN của nó.
3.3
Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)
Xuất bản phẩm, dưới bất kỳ dạng thức nào, được phát hành thành những phần kế tiếp nhau, thường được đánh bằng số hoặc theo thứ tự thời gian và được dự định xuất bản kéo dài trong một khoảng thời gian không xác ðịnh.
Chú thích: Ðịnh nghĩa này không bao gồm các xuất bản phẩm được xuất bản với số phần xác định trong một khoảng thời gian được ấn định trước.
4 Cấu trúc của mã số ISSN
Mã số ISSN bao gồm tám chữ số, trong các số Ảrập từ 0 đến 9, trừ số cuối cùng là số kiểm tra đôi khi có thể là X (xem phụ lục B). Mã số ISSN không mang các yếu tố hàm ý cục bộ để phân định ngôn ngữ, nước hay nhà xuất bản.
Vì mã số ISSN thường giống như các mã dùng cho các mục đích khác, chẳng hạn mã số Sách chuẩn quốc tế (ISBN) hay các số kiểm soát vị trí, nên cần có dấu hiệu đặc biệt khi trình bày chúng dưới dạng viết hoặc in. Do đó, mã số ISSN phải đặt sau tiền tố ISSN và một dấu cách, và được thể hiện thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm bốn số, ðýợc tách biệt với nhau bằng một gạch ngang nhý ví dụ dưới đây.
Ví dụ: ISSN 0251-1479 ISSN 1050-124X
Số kiểm tra bao giờ cũng ðứng ở vị trí cuối cùng bên phải (hàng số thấp hơn) và được tính trên cơ sở môđun 11 với trọng số từ 8 đến 2, dùng X thay thế cho 10 khi số kiểm tra bằng 10. Mã số ISSN do Trung tâm Quốc tế ISSN thiết kế và phân phối2).
5. Bản quyền
Không tồn tại bản quyền trong việc cấp mã số ISSN hoặc trong việc sử dụng chúng kết hợp với, hoặc thay thế cho các xuất bản phẩm mà chúng thể hiện .
6. In và gán mã số ISSN trên xuất bản phẩm nhiều kỳ
6.1. Quy định chung
Mã số ISSN phải được trình bày thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm bốn chữ số cách nhau bằng dấu gạch ngang và phải luôn ðứng sau tiền tố ISSN và một dấu cách (xem điều 4).
Mã số ISSN phải được in ở vị trí nổi bật, dễ thấy trên hoặc trong số đầu tiên và trên hoặc trong mỗi số tiếp theo của xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Nếu một xuất bản phẩm có cả mã số ISSN và một mã số tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như mã số ISBN cho một tập của một tùng thư, thì cả hai mã số phải cùng được in, mỗi số phải được phân định bằng tiền tố riêng của mình: ISBN hoặc ISSN hoặc một tiền tố tương ứng khác (xem ISO 7275).
6.2 Các xuất bản phẩm nhiều kỳ dạng giấy
Mã số ISSN phải được in ở vị trí nổi bật, dễ thấy trên mỗi số được in của xuất bản phẩm nhiều kỳ theo trật tự ưu tiên như sau: bìa trước, trang nhan đề, đầu đề, cột nhan ðề của một tờ báo, bìa sau hoặc phần ghi cuối sách. Trên một xuất bản phẩm định kỳ, mã số ISSN, khi có thể, phải được in ở góc phía trên bên phải của bìa trước (xem ISO 8). Trong trường hợp xuất bản phẩm đóng lộn đầu tête-bêche (có nghĩa là khi hai bản văn được đóng chung và ngược nhau), thì phải in mã số ISSN trên cả hai bìa của hai bản văn đó.
Nếu dùng từ hai mã số ISSN trở lên để nhận biết các tên gọi xuất bản phẩm nhiều kỳ khác nhau, chẳng hạn tên của bộ tùng thư chính và tên các tùng thư con, mỗi mã số ISSN phải được in trên xuất bản phẩm và phải được phân biệt bằng cách thêm tên đầy đủ hay tên viết tắt trong ngoặc đơn sau số tương ứng, hoặc in mã số ISSN càng gần càng tốt với các tên tương ứng. Khi xuất bản phẩm chứa một xuất bản phẩm nhiều kỳ khác như phần bổ sung hay phụ trường với trang nhan đề riêng, mã số ISSN của phần bổ sung hay phụ trýõng đó phải được in trên trang nhan đề đó hoặc một chỗ khác thích hợp trong phần bổ sung hay phụ trường. Các xuất bản phẩm nhiều kỳ phát hành cùng các phần đi kèm phải thể hiện mã số ISSN trên mỗi phần của phần hợp thành ðó.
6.3 Xuất bản phẩm nhiều kỳ dạng không phải là giấy
Trên các xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản không phải là giấy, phải thể hiện mã số ISSN trên tất cả các phần mà mắt người có thể nhìn thấy (ví dụ vật đựng, nhãn, phiếu).
Trên xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản trên vi phiếu, phải đặt mã số ISSN vào vùng phân định của đầu vi phiếu (xem ISO 5123).
Trên xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản bằng phương tiện điện tử, phải in mã số ISSN trên màn hình nhan ðề hay phần tương ứng của nó (ví dụ danh bạ chính hoặc màn hình đầu tiên). Nếu xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất bản trên vật mang tin điện tử có liên quan đến vật thể (ví dụ CD- ROM), phải in mã số ISSN thậm chí trên tất cả các nhãn gắn cố định vào nó hoặc, nếu không thể thể hiện mã số ISSN trên vật phẩm và nhãn của nó thì phải thể hiện mã số ISSN trên vật đựng nó.
7. Quan hệ giữa mã số ISSN và xuất bản phẩm nhiều kỳ
7.1. Chỉ cấp một mã số ISSN cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ. Mã số ISSN này gắn với nhan đề khoá được thiết lập bởi trung tâm ISSN tại thời điểm đãng ký.
7.2. Khi tên của xuất bản phẩm nhiều kỳ thay đổi, phải cấp mã số ISSN mới và nhan ðề khoá mới.
7.3. Khi một xuất bản phẩm nhiều kỳ riêng biệt tồn tại bên trong một xuất bản phẩm nhiều kỳ khác, thì mỗi xuất bản phẩm nhiều kỳ sẽ có mã số ISSN và nhan đề khoá riêng của mình mà không tính đến dạng thức thể hiện (ví dụ một phần bổ sung hay phụ trương).
7.4. Khi xuất bản một xuất bản phẩm nhiều kỳ trên phương tiện truyền thông đại chúng khác, có cùng tên hoặc là không, thì phải cấp mã số ISSN và nhan đề khóa khác cho các lần xuất bản khác nhau.
Chú thích: Các vi phiên bản được làm để thay thế các tài liệu gốc là trường hợp ngoại lệ và phải dùng mã số ISSN đã biết của các xuất bản phẩm nhiều kỳ gốc.
7.5. Một khi đã cấp mã số ISSN cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ dưới một nhan đề khóa nào đó, thì trong mọi trường hợp, không được cấp lại mã số ISSN này cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ khác.
8. Nhan đề khoá
Nhan đề khoá do Trung tâm ISSN có trách nhiệm đăng ký xuất bản phẩm nhiều kỳ lập ra, phù hợp với quy tắc ghi trong tài liệu hướng dẫn ISSN3) . Nhan đề khoá bắt nguồn từ tên, và nếu cần làm cho nó thành đơn nhất, thì bổ sung thêm thông tin bất kỳ nào xuất hiện trên xuất bản phẩm tại thời điểm đăng ký (ví dụ nơi xuất bản, ngày, vật mang tin, tên nhà xuất bản…).
Tất cả các nhan đề khoá đều được liệt kê trong Danh bạ đăng ký ISSN cùng với mã số ISSN của chúng. Các nhan đề khoá không phải là chữ Latinh phải được Latinh hoá theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO, hoặc trong trường hợp không có tiêu chuẩn ISO thì theo các tiêu chuẩn quốc gia.
9. Các yếu tố dữ liệu dùng trong mạng ISSN
Các tệp dữ liệu ISSN, tại Trung tâm Quốc tế và các trung tâm quốc gia và khu vực, bao gồm một tập hợp các yếu tố dữ liệu chung (xem phụ lục A), đủ để nhận dạng xuất bản phẩm nhiều kỳ4).
Danh mục các yếu tố dữ liệu có thể tăng thêm với các tùng bổ sung nếu các quốc gia, khu vực hay quốc tế thấy cần thiết.
Nhằm trao đổi dữ liệu về xuất bản phẩm nhiều kỳ, mạng ISSN sử dụng khổ (mẫu) tiêu chuẩn quốc tế quy định trong ISO 2709.

Phụ lục A
(tham khảo)
Danh mục các yếu tố dữ liệu dùng trong mạng ISSN

Các tệp dữ liệu ISSN, tại Trung tâm Quốc tế và các trung tâm quốc gia và khu vực, bao gồm một tập hợp các yếu tố dữ liệu chung được liệt kê trong danh mục dưới đây:
ISSN;
Nhan đề khoá; Nước xuất bản; Các dữ liệu in;
Nhan đề khoá viết tắt; Nhan đề khác;
Nhan đề chính;
Tình trạng của xuất bản phẩm (đều kỳ, thường kỳ, đều đặn);
(Các) Thời gian xuất bản;
Ðịnh kỳ;
Loại xuất bản phẩm;
Vật mang tin về mặt vật thể; Ngôn ngữ của xuất bản phẩm; Nguyên bản tên gốc
Phân loại (UDC hoặc DDC); Mã trung tâm ISSN;
Tên của (các) cơ quan phát hành ghi trên ấn phẩm;
Tên của (các) cõ quan phát hành được lập trong thực tiễn biên mục quốc gia; Mã Coden và các mã khác;
Ðã được xử lý bởi các tổ chức làm tóm tắt và lập chỉ số ; Là lần xuất bản bằng ngôn ngữ khác của;
Có các lần xuất bản bằng ngôn ngữ khác; Vật mang tin vật lý khác;
Nhan đề cũ; Nhan đề mới;
Là phụ trường hay bổ sung cho;
Có (các) phụ trường hay (các) bổ sung; Là tùng thý con của;
Có tùng thý con;
Nhan đề liên quan.

Phụ lục B
(tham khảo)
Các bước tính số kiểm tra

Số kiểm tra giúp tránh khỏi sai lỗi do việc sao chép dữ liệu không chính xác. Số kiểm tra đặc biệt có hiệu quả trong việc tìm ra các lỗi do hoán vị. Số kiểm tra dùng trong mã số ISSN được tính dựa trên cơ sở Modun 11 với trọng số 8 đến 2, như được nêu trong bảng dưới đây.

 

Các bước

Ví dụ
1 Lấy bẩy chữ số đầu tiên của mã số ISSN (số kiểm tra sẽ là chữ số thứ tám và là chữ số cuối cùng) 0 3 1 7 8 4 7
2 áp dụng các thừa số trọng số bất biến (8 ðến

2) liên đới đến mỗi chữ số

8 7 6 5 4 3 2
3 Nhân mỗi chữ số với thừa số trọng số liên ðới của nó (ví dụ 0 x 8; 3 x 7; 1 x 6 …) 0 3 1 7 8 4 7

x

8 7 6 5 4 3 2

= 0 21 6 35 32 12 14
4 Tính tổng các tích này 0 + 21 + 6 + 35+ 32 +12 +14 = 120
5 Chia tổng này cho modun 11 ðể tìm mã số dý 120 ¸ 11 = 10 và dý 10
6 Lấy 11 trừ số dý để tạo số kiểm tra yêu cầu. Nếu số kiểm tra là 10, tạo số kiểm tra là X.

Nếu không có số dý, tạo số kiểm tra là 0 (zero).

11 – 10 = 1
7 Viết thêm mã số kiểm tra tính được vào ðể tạo ra mã số ISSN gồm tám chữ số. 0317-8471

 

Phụ lục C
(tham khảo)
Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 4 : 1997, Information and documentation – Rules for the abbreviation of title words and titles of publications (Thông tin và tý liệu – Quy tắc viết tắt các từ trong tiêu ðề và nhan ðề của xuất bản phẩm)
[2] ISO 9 Information and documentation – Transliteration of Cyrillic characters into Latin characters Slavic and non-Slavic languages (Thông tin và tý liệu – Chuyển chữ Kirin sang chữ Latin – Ngôn ngữ Xlavõ và không phảI Xlavõ)
[3] ISO 215 : 1986, Documentation – Presentation of contributions to periodicals and serials (Tý liệu – Cách trình bày những ðóng góp vào ấn phẩm ðịnh kỳ và nhiều kỳ)
[4] ISO 233-2 : 1993, Information and documentation – Transliteration of Arabic characters into Latin characters – Part 2: Arabic language – Simplified transliteration. (Thông tin và tý liệu – Chuyển chữ ả rập sang chữ Latin – Phần 2: Ngôn ngữ ả rập – Ðõn giản hoá việc chuyển chữ)
[5] ISO 259-2 : 1994, Information and documentation – Transliteration of Hebrew characters into Latin characters – Part 2: Simplified transliteration. (Thông tin và tý liệu – Chuyển chữ Do Thái sang chữ Latinh – Phần 2: Ðõn giản hoá việc chuyển chữ)
[6] ISO 843 : 1997, Information and documentation – Conversion of Greek characters into Latin characters (Thông tin và tý liệu – Chuyển ðổi chữ Hy Lạp sang chữ Latinh)
[7] TCVN 6380 : 2007( ISO 2108 : 2006), Information and documentation – International standard book numbering (ISBN) (Thông tin và tý liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách)
[8] ISO 3602 : 1989, Documentation – Romanization of Japanese (kana script) (Tý liệu – La Tinh hoá chữ Nhật) ( chữ viết Kana)
[9] ISO 3901 : 1986, Documentation – International Standard Recording Code (ISRC) (Tý liệu – Mã bản ghi âm theo tiêu chuẩn quốc tế)
[10] ISO 5122 : 1979, Documentation – Abstract sheets in serial publications. (Tý liệu – Các tờ tóm tắt trong các xuất bản phẩm nhiều kỳ)
[11] ISO 5966 : 1982 , Documentation – Presentation of scientific and technical report (Tý liệu – Cách trình bày báo cáo khoa học và kỹ thuật)
[12] ISO 7098 : 1991, Information and documentation- Romanization of Chinese (Thông tin tý liệu – La Tinh hoá tiếng Trung Quốc)
[13] ISO 7144: 1986, Documentation – Presentation of these and similar documents (Tý liệu – Cách trình bày các luận vãn và tài liệu týõng tự)
[14] ISO 10444 : 1994, Information and documentation – International standard technical report number (ISRN)(Thông tin và tý liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho báo cáo kỹ thuật)
[15] ISO 10957: 1993, Information and documentation – International standard music number (ISMN) (Thông tin và tý liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho nhạc phẩm)
[16] Thý mục tài liệu tham khảo mô tả xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISBDS). Liên ðoàn Quốc tế về Hiệp hội thý viện và Viện (IFLA), bản soát xét, London , 1988.