Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN Mã Số Cho Sách ISBN Tại Việt Nam

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6380:2007(ISO 2108:2005) THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO SÁCH (ISBN)

Mục đích của tiêu chuẩn quốc gia TCVN này là thiết lập những quy định kỹ thuật cho Mã số tiêu chuẩn cho sách (ISBN) như là một hệ thống phân định quốc tế đơn nhất cho mỗi dạng sản phẩm hoặc lần in ra của một xuất bản phẩm chuyên khảo được một nhà xuất bản riêng xuất bản hoặc sản xuất.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6380-2007 quy định cấu trúc, quy tắc cấp và sử dụng ISBN, liên kết siêu dữ liệu đi kèm với việc cấp ISBN và quản lý hệ thống ISBN. Tham khảo thêm về mã số ISBN ở dạng 10 chữ số được cấp trước khi áp dụng lần xuất bản này của TCVN 6380

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6380:2007 (ISO 2108:2005) áp dụng cho các xuất bản phẩm chuyên khảo (hoặc là những phần hoặc chương riêng của chúng được làm tách riêng sẵn) và một số loại sản phẩm liên quan phát hành rộng rãi.

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 6380:2007 (ISO 2108:2005) 

TCVN 6380:2007

ISO 2108:2005

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO SÁCH (ISBN)

Information and documentation – International Standard Book Number (ISBN)

Lời nói đầu

TCVN 6380:2007 thay thế TCVN 6380:1998 (ISO 2108:1992).

TCVN 6380:2007 hoàn toàn tương đương ISO 2108:2005.

TCVN 6380:2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Kể từ khi được chấp nhận vào năm 1970, ISBN đã được thừa nhận trên bình diện quốc tế là hệ thống phân định cho ngành công nghiệp xuất bản và thương mại sách. ISBN có mặt cùng với xuất bản phẩm chuyên khảo từ khâu in ấn đến các quá trình tiếp theo suốt chuỗi cung ứng và phân phối.

Hệ thống ISBN dùng như là một yếu tố chủ chốt trong hệ thống đặt hàng và kiểm kê đối với nhà xuất bản, nhà bán sách, thư viện và các tổ chức khác. Nó là cơ sở để thu thập dữ liệu về các lần xuất bản mới và tiếp nối của các xuất bản phẩm chuyên khảo đối với các danh mục dùng trong ngành thương mại sách. Việc sử dụng ISBN thậm chí còn tạo thuận lợi cho việc quản lý và giám sát quyền bán dữ liệu cho ngành công nghiệp xuất bản.

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – MÃ SỐ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ CHO SÁCH (ISBN)

Information and documentation – International Standard Book Number (ISBN)

  1. Phạm vi áp dụng

Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập những quy định kỹ thuật cho Mã số tiêu chuẩn cho sách (ISBN) như là một hệ thống phân định quốc tế đơn nhất cho mỗi dạng sản phẩm hoặc lần in ra của một xuất bản phẩm chuyên khảo được một nhà xuất bản riêng xuất bản hoặc sản xuất. Tiêu chuẩn này quy định cấu trúc, quy tắc cấp và sử dụng ISBN, liên kết siêu dữ liệu đi kèm với việc cấp ISBN và quản lý hệ thống ISBN.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các xuất bản phẩm chuyên khảo (hoặc là những phần hoặc chương riêng của chúng được làm tách riêng sẵn) và một số loại sản phẩm liên quan phát hành rộng rãi. Các ví dụ về các sản phẩm áp dụng và không áp dụng cho trong phụ lục A.

CHÚ THÍCH: Các hướng dẫn hoạt động chi tiết hơn được nêu trong Số tay người dùng của cơ quan ISBN quốc tế (xem điều 8).

  1. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7212-1:2007 (ISO 3166-1:2006) Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước – Phần 1: Mã nước.

TCVN 7825:2007 (ISO/IEC 15420:2000) Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động – Quy định kỹ thuật mã vạch – EAN/UPC.

TCVN ISO 8601:2004 (ISO 8601:2000), Data elements and interchange formats – Information interchange – Representation of dates and times (Phần tử dữ liệu và dạng thức trao đổi – Trao đổi thông tin – Biểu diễn thời gian).

ISO 639-2, Codes for the representation of names of languages – Part 2: Alpha-3 code (Mã thể hiện tên ngôn ngữ- Phần 2: Mã Alpha-3).

  1. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Tiếp đầu tố GS1 (GS1 prefix)

Tiếp đầu tố mã số sản phẩm quốc tế do GS1 quốc tế cấp.

CHÚ THÍCH: Các tiếp đầu tố GS1 cụ thể được cấp riêng để sử dụng hệ thống ISBN (xem 4.2).

3.2. Số kiểm tra (check digit)

Chữ số cuối cùng trong chuỗi ISBN có liên quan đến tất cả các ký tự đứng trước nó thông qua một thuật toán đặc biệt và nó có thể được dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ISBN này.

3.3. Xuất bản phẩm nhiều kỳ (continuing resource)

Xuất bản phẩm được xuất bản trong một thời gian không có phần cuối định trước và phát hành rộng rãi dưới bất kỳ dạng sản phẩm nào, thường được phát hành lần lượt hoặc tích hợp, nói chung có tên theo thứ tự thời gian hoặc đánh số thứ tự.

CHÚ THÍCH: Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm các xuất bản phẩm theo sê-ri như báo, xuất bản phẩm định kỳ, tạp chí… và các xuất bản phẩm tích hợp tiếp nối như tờ rơi được cập nhật liên tục và trang web được cập nhật liên tục.

3.4. Lần xuất bản (edition)

Tất cả các bản sao của một xuất bản phẩm thể hiện cùng một nội dung và được xuất bản bởi cùng một đối tượng.

CHÚ THÍCH: Một lần xuất bản đơn của một xuất bản phẩm có thể được phát hành dưới nhiều dạng sản phẩm.

3.5. Xuất bản phẩm tích hợp (integrating resource)

Một xuất bản phẩm hoặc là hạn chế hoặc không có phần cuối định trước, nó phụ thêm vào hoặc thay đổi bằng cách cập nhật không tách riêng và được tích hợp vào tổng thể và được phát hành dưới bất kỳ dạng sản phẩm nào.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ về xuất bản phẩm tích hợp bao gồm các tờ rơi cập nhật và các trang Web cập nhật.

3.6. ISBN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách được một cơ quan đăng ký ISBN cấp cho tổ chức xin đăng ký theo quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

3.7. Xuất bản phẩm chuyên khảo (monographic publication)

Xuất bản phẩm được nhà xuất bản hoặc tác giả coi là chỉ có một phần hoặc là một số hạn chế các phần và được xuất bản dưới bất kỳ dạng sản phẩm nào.

3.8. Xuất bản phẩm in theo đặt hàng (print on demand publication)

Xuất bản phẩm được in tại lúc khách hàng đặt chứ không phải được sao chép cung cấp từ cửa hàng do nhà phân phối hoặc nhà xuất bản nắm giữ.

3.9. Dạng sản phẩm (product form)

Cỡ, bìa, định dạng dữ liệu và/ hoặc phương tiện của một xuất bản phẩm.

VÍ DỤ: Cùng một cuốn tiểu thuyết có thể có những dạng sản phẩm sau: sách bìa mềm, sách bìa cứng, sách âm thanh cát xét, sách âm thanh CD, chữ nổi Brai…

3.10. Tổ chức xin đăng ký (registrant)

Người hoặc tổ chức yêu cầu và nhận được một ISBN cho một xuất bản phẩm chuyên khảo từ một cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định.

3.11. Nhóm đăng ký (registration group)

Lĩnh vực hoạt động do nhà chức trách đăng ký tiêu chuẩn này xác định, trong đó một hoặc vài cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định hoạt động.

  1. Cấu trúc của Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách

4.1. Cấu trúc chung của ISBN

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, tất cả các cơ quan của hệ thống ISBN chỉ cấp các mã số ISBN gồm 13 chữ số 1, bao gồm các yếu tố sau:

  1. a) yếu tố tiếp đầu (tiếp đầu tố);
  2. b) yếu tố nhóm đăng ký;
  3. c) yếu tố tổ chức xin đăng ký;
  4. d) yếu tố xuất bản phẩm;
  5. e) số kiểm tra.

Đối với những quy định kỹ thuật liên quan đến ISBN 10 chữ số được cấp trước ngày 1 tháng 1 năm 2007, xem phụ lục F.

Khi một ISBN được trình bày dưới dạng người đọc (tức là dạng chủ yếu để người đọc hoặc viết, phân biệt với dạng chủ yếu để dùng cho thiết bị xử lý dữ liệu) phải đặt vào trước nó các chữ cái ISBN 2 và mỗi một yếu tố của ISBN phải cách nhau bằng một gạch ngang, như ví dụ sau.

VÍ DỤ: ISBN 978-90-70002-34-3

4.2. Yếu tố tiếp đầu

Yếu tố đầu tiên của ISBN 13 chữ số là số tiếp đầu 3 chữ số do cơ quan ISBN quốc tế quy định phù hợp với hệ thống đánh số sản phẩm toàn cầu GS1. Số tiếp đầu này do GS1 quốc tế dành riêng cho cơ quan ISBN quốc tế. Số tiếp đầu này bao gồm trong mã số sản phẩm 13 chữ số chỉ ra rằng mã số sản phẩm này xuất phát từ hệ thống ISBN và là một phần của hệ thống ISBN.

Thông tin kỹ thuật quy định giá trị của các tiếp đầu tố GS1 để ISBN sử dụng có sẵn tại cơ quan ISBN quốc tế.

4.3. Yếu tố nhóm đăng ký

Yếu tố thứ hai của ISBN 13 chữ số sẽ chỉ rõ nhóm đăng ký. Nó phân định quốc gia, vùng lãnh thổ, ngôn ngữ hoặc các nhóm khác mà trong đó có một hoặc vài cơ quan ISBN hoạt động.

Yếu tố nhóm đăng ký do cơ quan ISBN quốc tế cấp.

Yếu tố nhóm đăng ký có chiều dài khác nhau tùy theo đầu ra xuất bản phẩm trong nhóm. Chiều dài của yếu tố này cho mỗi nhóm đăng ký do cơ quan ISBN quốc tế quyết định. Thông tin kỹ thuật quy định quy tắc áp dụng cho chiều dài nhóm đăng ký có sẵn tại cơ quan ISBN quốc tế.

4.4. Yếu tố tổ chức xin đăng ký

Yếu tố thứ ba của ISBN 13 chữ số sẽ chỉ ra tổ chức xin đăng ký ISBN này. Yếu tố này được cấp bởi cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định trong mỗi nhóm đăng ký. Trong hầu hết các trường hợp yếu tố tổ chức xin đăng ký liên hệ đến một nhà xuất bản. Trong một số trường hợp có thể vài nhà xuất bản chia nhau một yếu tố tổ chức xin đăng ký, thường là do việc sáp nhập hoặc các hoạt động thương mại khác liên quan đến một thương hiệu cụ thể. Cơ quan đăng ký ISBN có thể dành một cụm yếu tố tổ chức xin đăng ký để cấp ISBN riêng cho một thương hiệu nhà xuất bản riêng rẽ.

Yếu tố tổ chức xin đăng ký có chiều dài khác nhau tùy theo tên đầu ra kế hoạch (số xuất bản phẩm dự kiến) của mỗi nhà xuất bản. Chiều dài của yếu tố này do cơ quan đăng ký ISBN quyết định theo các quy định kỹ thuật đã được chấp nhận của hệ thống ISBN về phạm vi cấp ISBN (xem phụ lục D). Thông tin kỹ thuật quy định quy tắc áp dụng cho chiều dài tổ chức xin đăng ký trong phạm vi một nhóm đăng ký có sẵn tại cơ quan ISBN quốc tế (xem phụ lục D).

4.5. Yếu tố xuất bản phẩm

Yếu tố thứ tư của ISBN 13 chữ số là yếu tố xuất bản phẩm. Yếu tố xuất bản phẩm phải được cấp theo các quy định kỹ thuật của Phụ lục A. Nó thường được nhà xuất bản của xuất bản phẩm cấp, mặc dù trong một số trường hợp cơ quan đăng ký ISBN có thể chọn để cấp một ISBN riêng rẽ cho một nhà xuất bản bằng cách cấp các yếu tố xuất bản phẩm riêng rẽ từ trong một cụm yếu tố tổ chức xin đăng ký thông thường dành riêng cho mục đích này.

Chiều dài của yếu tố xuất bản phẩm do chiều dài của yếu tố nhóm đăng ký và tổ chức xin đăng ký đứng trước nó quyết định.

4.6. Số kiểm tra

Yếu tố thứ năm và là yếu tố cuối cùng của ISBN 13 chữ số là số kiểm tra. Số kiểm tra của ISBN 13 chữ số được tính theo thuật toán mô đun 10. Chi tiết hơn về phương pháp này cho trong phụ lục C.

  1. Cấp ISBN

5.1. Yếu tố tổ chức xin đăng ký được cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định cấp cho nhà xuất bản để sử dụng. Cơ quan đăng ký được chỉ định lấy nó từ dãy số ISBN do cơ quan ISBN quốc tế cấp cho họ. Cơ quan đăng ký ISBN có thể cấp một ISBN riêng rẽ cho nhà xuất bản từ cụm yếu tố đăng ký chung dành cho mục đích này.

5.2. Mỗi lần cấp ISBN, tổ chức xin đăng ký phải cung cấp cho cơ quan đăng ký ISBN hoặc cơ quan thư mục được chỉ định liên kết siêu dữ liệu cụ thể của xuất bản phẩm vừa được cấp ISBN (xem phụ lục E).

5.3. Một ISBN khi đã được cấp cho một xuất bản phẩm thì không được sửa đổi, thay thế hoặc dùng lại.

5.4. Mỗi ISBN riêng rẽ phải được cấp cho từng xuất bản phẩm chuyên khảo riêng, hoặc là một bản in riêng của một xuất bản phẩm chuyên khảo do một nhà xuất bản phát hành. Mỗi bản in bằng một thứ ngôn ngữ của một xuất bản phẩm chuyên khảo phải được cấp một ISBN riêng rẽ.

5.5. Mỗi dạng sản phẩm khác nhau (ví dụ sách bìa cứng, bìa mềm, chữ nổi Brail, sách âm thanh, video, xuất bản phẩm điện tử trực tuyến…) phải được cấp một ISBN riêng rẽ. Mỗi dạng xuất bản phẩm điện tử khác nhau (ví dụ “lit”, “pdf”, “html”, “pdb”) được xuất bản và phát hành riêng rẽ phải được cấp một ISBN riêng rẽ.

5.6. Nếu có những thay đổi đáng kể trong một hoặc các phần của xuất bản phẩm thì phải cấp một ISBN riêng. Nếu thay đổi tên của xuất bản phẩm thì phải cấp một ISBN riêng. Nếu xuất bản phẩm không thay đổi trong bản in, dạng sản phẩm hoặc nhà xuất bản thì không được cấp ISBN riêng. Nếu xuất bản phẩm chỉ thay đổi giá hoặc thay đổi nhỏ như chữa lỗi in thì sẽ không được cấp ISBN riêng.

  1. Vị trí và trình bày ISBN trên xuất bản phẩm

6.1. Khái quát

ISBN phải luôn luôn có mặt trên chính vật phẩm.

6.2. Xuất bản phẩm in

6.2.1. ISBN phải được in trên mặt sau của trang tên của xuất bản phẩm, hoặc nếu không thể được thì trên phần chân của trang tên hoặc kết hợp với chú thích về bản quyền.

6.2.2. ISBN cũng có thể được in ở phần chân của mặt ngoài tờ bìa sau, nếu có thể, và/hoặc ở phần chân của mặt sau tờ bọc. Nếu các vị trí này đều không thể được thì ISBN phải được in ở vị trí dễ thấy bên ngoài xuất bản phẩm.

6.2.3. ISBN phải được thể hiện ở dạng máy đọc, ví dụ mã vạch, trên xuất bản phẩm. Khi ISBN thể hiện ở dạng mã vạch, phải dùng mã vạch EAN tuân theo TCVN 7825:2007. Trong mã vạch, ISBN phải được trình bày ở dạng người đọc ngay trên ký hiệu mã vạch.

6.3. Xuất bản phẩm điện tử và các dạng sản phẩm không in khác

6.3.1. Nếu xuất bản phẩm liên quan đến trình bày hiển thị nội dung chứa trong dạng điện tử (ví dụ xuất bản phẩm trực tuyến) thì ISBN phải xuất hiện trên trang hoặc màn hình trình bày tên hoặc dạng tương tự của nó (ví dụ màn hình đầu tiên trình bày nội dung (mục lục) và/hoặc màn hình mang chú thích về bản quyền).

6.3.2. Nếu xuất bản phẩm được phát hành như là một vật thể (ví dụ băng cat-xet, đĩa com-pac), ISBN phải được trình bày trên nhãn gắn cố định vào vật thể đó.

Nếu không thể trình bày trên vật thể hoặc trên nhãn của nó thì ISBN phải được trình bày trên đáy của bao bì cố định của vật thể (ví dụ hộp hoặc khung).

6.3.3. ISBN phải có trong bất kỳ một liên kết siêu dữ liệu nào của xuất bản phẩm cũng như là hiển thị ở phần lời.

6.4. Trình bày ISBN đa phương tiện

Trong trường hợp ISBN cho các dạng khác nhau của một xuất bản phẩm cùng xuất hiện trên một xuất bản phẩm, thì các ISBN riêng rẽ phải được liệt kê theo thứ tự dọc. Mỗi ISBN trong một danh mục các ISBN đa phương tiện phải được gắn kèm với thông tin về dạng sản phẩm cụ thể mà nó đại diện.

  1. Phí

Cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định có thể thu phí cấp ISBN. Những phí này phải hợp lý.

  1. Quản lý hệ thống ISBN

Cơ quan ISBN quốc tế 3 là đơn vị chịu trách nhiệm đối với các tổ chức đăng ký sử dụng mã ISBN. Hệ thống ISBN được giám sát, điều phối và quản lý bởi cơ quan ISBN quốc tế, và khi thích hợp, bởi cơ quan đăng ký ISBN do cơ quan ISBN quốc tế chỉ định.

Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan ISBN quốc tế và cơ quan đăng ký ISBN được nêu trong phụ lục B.

Phụ lục A

(quy định)

Các nguyên tắc cấp và sử dụng ISBN

A.1. Khái quát

A.1.1. Việc cấp ISBN cho một xuất bản phẩm chuyên khảo, bất kể dạng sản phẩm, không mang ý nghĩa hoặc là một bằng chứng pháp lý liên quan đến sở hữu bản quyền đối với xuất bản phẩm đó.

A.1.2. Một ISBN riêng phải được cấp cho mỗi xuất bản phẩm chuyên khảo hoặc là một bản in của xuất bản phẩm chuyên khảo do một nhà xuất bản phát hành. Những dạng sản phẩm khác nhau được làm tách biệt nhau của một xuất bản phẩm phải được cấp những ISBN riêng. Những phiên bản ngôn ngữ khác nhau của một xuất bản phẩm phải được cấp những ISBN riêng.

A.1.3. Một ISBN không được cấp cho nhiều hơn một bản in hoặc một dạng sản phẩm của một xuất bản phẩm.

A.1.4. Một khi đã được cấp cho một xuất bản phẩm, một ISBN không bao giờ được sử dụng lại cho một xuất bản phẩm khác, ngay cả khi thấy rằng ISBN này được phát hành sai lầm. Một tổ chức xin đăng ký đã xác định rằng một ISBN được cấp một cách sai lầm phải báo cáo ISBN sai lầm đó cho cơ quan đăng ký ISBN khu vực có liên quan.

A.1.5. Mỗi bản soát xét của một xuất bản phẩm phải được cấp một ISBN riêng. Những sửa chữa nhỏ về bản in (ví dụ sửa lỗi in) không yêu cầu một ISBN riêng.

A.1.6. Một ISBN riêng không được cấp cho một bản in không thay đổi hoặc bản in lại không thay đổi của cùng một xuất bản phẩm phát hành dưới cùng một dạng sản phẩm bởi cùng một nhà xuất bản.

A.1.7. Thay đổi về dạng sản phẩm mà trong đó một xuất bản phẩm cụ thể được xuất bản đòi hỏi một ISBN riêng; ví dụ sách bìa cứng, bìa mềm, sách chữ nổi Brail, bản micro, bản mềm, video và phiên bản điện tử trực tuyến và các dạng sản phẩm của cùng một xuất bản phẩm mỗi loại đòi hỏi một ISBN riêng.

A.1.8. Không được cấp một ISBN riêng nếu xuất bản phẩm chỉ thay đổi về giá của nó.

A.1.9. Một số ví dụ về loại xuất bản phẩm chuyên khảo mà ISBN có thể được cấp cho nó:

  1. a) sách in và sách nhỏ có bìa mềm (và các dạng sản phẩm khác nhau của nó);
  2. b) xuất bản phẩm chữ Brail;
  3. c) xuất bản phẩm mà nhà xuất bản không định cập nhật thường xuyên hoặc tiếp tục không định trước;
  4. d) phim hướng dẫn/đào tạo, video và phim giấy trong;
  5. e) sách audio trên cát-xét hoặc CD hoặc VCD (sách nói);
  6. f) xuất bản phẩm điện tử trên các vật mang vật thể (chẳng hạn băng đọc bằng máy, CD-ROM) hoặc là trên internet;
  7. g) các bản số hóa của các xuất bản phẩm chuyên khảo in;
  8. h) xuất bản phẩm micro phim;
  9. i) phần mềm hướng dẫn hoặc đào tạo;
  10. j) xuất bản phẩm đa phương tiện hỗn hợp dựa trên nguyên lý văn bản;

Các thông tin chi tiết hơn được cung cấp trong sổ tay người dùng có ở cơ quan ISBN quốc tế.

A.1.10

Một số ví dụ về các loại vật liệu mà ISBN không được cấp cho nó:

a) xuất bản phẩm nhiều kỳ (ví dụ tạp chí, xuất bản phẩm theo loạt không xác định trước và xuất bản phẩm tích hợp tiếp tục);
b) vật liệu in hủy nhanh như các tờ quảng cáo và các loại tương tự;
c) bản nhạc in;
d) tranh nghệ thuật và tập tranh nghệ thuật không có trang tên và phần lời;
e) các tài liệu cá nhân (ví dụ bản sơ yếu lý lịch điện tử và các file cá nhân);
f) thiếp chúc mừng;
g) bản ghi ca nhạc;
h) các phần mềm dùng cho các mục đích khác ngoài hướng dẫn và đào tạo;
i) bảng thông báo điện tử;
j) e-mail và thư điện tử khác;
k) các trò chơi.

Các thông tin chi tiết hơn được cung cấp trong sổ tay người dùng có ở cơ quan ISBN quốc tế.

A.1.11. Không cấp ISBN cho các bản tóm tắt như các công trình tóm tắt hay các sáng tạo tóm tắt khác của nội dung nhân tạo hoặc trí tuệ; ví dụ mỗi dạng sản phẩm riêng của tiểu thuyết “Moby Dick” có một ISBN nhưng bản thân tiểu thuyết, như là một công trình tóm tắt nguyên văn, không được cấp một ISBN riêng.

A.2. Xuất bản phẩm nhiều tập

Phải cấp ISBN cho một bộ đầy đủ các tập của một xuất bản phẩm bao gồm nhiều tập. Nếu mỗi tập của bộ cũng tách biệt nhau thì mỗi tập cũng được cấp một ISBN đơn nhất riêng của nó.Trên mặt sau trang tên của mỗi tập riêng sẽ thông báo ISBN của từng tập tương ứng và cũng phải thông báo ISBN của cả bộ.

Trong trường hợp các tập không định phát hành riêng (ví dụ các tập riêng của một bách khoa toàn thư) khuyến nghị nên cấp ISBN cho từng tập tách biệt để tạo thuận lợi cho phân phối và xử lý trả lại.

A.3. Xuất bản phẩm phát hành như một phần của một xuất bản phẩm nhiều kỳ

Khi một xuất bản phẩm được phát hành cả ở dạng riêng rẽ và dạng một phần của xuất bản phẩm nhiều kỳ, nó được coi như hai xuất bản phẩm riêng rẽ, mỗi loại được cấp một ISBN riêng.

A.4. Xuất bản phẩm hợp tác

Khi một xuất bản phẩm được xuất bản chung hoặc cộng tác xuất bản bởi hai hoặc nhiều nhà xuất bản, mỗi nhà xuất bản có thể cấp ISBN riêng của mình và trình bày chúng trên trang bản quyền. Nhưng chỉ có một ISBN được trình bày ở dạng mã vạch trên xuất bản phẩm.

A.5. In lại

A.5.1. Có thể cấp một ISBN riêng nếu cùng một xuất bản phẩm được xuất bản bởi cùng một nhà xuất bản dưới một tên in khác.

A.5.2. Phải cấp một ISBN riêng nếu một xuất bản phẩm được tái bản bởi một nhà xuất bản khác.

A.6. Xuất bản phẩm in theo đơn hàng

Các xuất bản phẩm in theo đơn hàng được áp dụng theo nguyên tắc cơ bản quy định trong điều 5 đối với việc cấp ISBN.

Một bản in theo đơn hàng của xuất bản phẩm trong đó nội dung đã được sửa chữa để dùng riêng cho khách hàng hoặc cho cá nhân và không phát hành rộng rãi thì không được cấp ISBN.

A.7. Xuất bản phẩm điện tử

Các xuất bản phẩm điện tử được áp dụng theo nguyên tắc cơ bản quy định trong điều 5 đối với việc cấp ISBN.

Phụ lục B

(quy định)

Quản lý hệ thống ISBN

B.1. Khái quát

Hệ thống ISBN là một hệ thống phân định xuất bản phẩm chuyên khảo. Nó được quản lý bởi cơ quan ISBN quốc tế và bởi cơ quan đăng ký ISBN được chỉ định theo các quy định kỹ thuật trong B.2 và B.3.

B.2. Cơ quan ISBN quốc tế

Cơ quan ISBN quốc tế cung cấp các dịch vụ như mô tả từ a) đến k) dưới đây:

a) thúc đẩy, hợp tác và giám sát hệ thống ISBN theo đúng những quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc tế này và đại diện cho quyền lợi của cộng đồng ISBN đối với các tổ chức có liên quan khác.
b) chỉ định các tổ chức thích hợp làm cơ quan đăng ký ISBN và hủy bỏ chỉ định khi cần thiết.
c) xác định các nhóm đăng ký và khu vực hoạt động của nó và phân phát chúng cho các cơ quan đăng ký thích hợp.
d) quan sát việc xác định quy tắc của các nhóm đăng ký quản lý chiều dài các yếu tố đăng ký trong khoảng kề nhau của số yếu tố đăng ký và đảm bảo rằng đăng ký chính xác và rõ ràng của quy tắc này là có sẵn đối với tất cả các nhóm đăng ký tại mọi thời điểm.
e) phân phát khoảng số yếu tố đăng ký đơn nhất cho các cơ quan đăng ký ISBN và duy trì việc đăng ký chính xác của các yếu tố xin đăng ký đã được cấp.
f) đảm bảo duy trì ISBN và dữ liệu quản lý có liên quan thông qua các đăng ký của cơ quan đăng ký ISBN.
g) phát triển, áp dụng, theo dõi và thực hiện các chính sách và thủ tục quản lý hoạt động của các cơ quan ISBN và quá trình đăng ký ISBN của các cơ quan này bao gồm cả phí liên quan đến quá trình này.
h) tạo thuận lợi việc xem xét và giải quyết cấp trùng các ISBN.
i) xem xét và quyết định hủy bỏ các quyết định của các cơ quan đăng ký về các vấn đề:
1) hủy bỏ áp dụng ISBN;

2) xem xét tính thích hợp của việc cấp ISBN cho các xuất bản phẩm;

j) phát triển, duy trì và phát hành tài liệu cho người dùng hệ thống ISBN.
k) áp dụng và duy trì các thỏa thuận về quỹ cần thiết để hỗ trợ các hoạt động của cơ quan ISBN quốc tế bao gồm, nhưng không hạn chế, trong các đóng góp tài chính từ các cơ quan đăng ký ISBN.

B.3. Các cơ quan đăng ký ISBN

Các cơ quan đăng ký ISBN phải cung cấp các dịch vụ như kê từ a) đến i) dưới đây:

a) phát hành thông báo về việc cấp ISBN cho người xin đăng ký của các xuất bản phẩm chuyên khảo,
b) quản lý và duy trì đăng ký ISBN, liên kết siêu dữ liệu ISBN và dữ liệu quản lý theo cách thức an toàn tuân thủ những chính sách do cơ quan ISBN quốc tế đề ra. Các nhiệm vụ liên quan đến liên kết siêu dữ liệu ISBN có thể giao cho cơ quan thư mục được chỉ định hoạt động theo đúng những quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.
c) tiến hành đăng ký chi tiết các ISBN đã được cấp và liên kết siêu dữ liệu ISBN liên quan của nó và dữ liệu quản lý. Các nhiệm vụ liên quan đến liên kết siêu dữ liệu ISBN có thể giao cho cơ quan thư mục được chỉ định hoạt động theo đúng những quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.
d) sửa chữa các ISBN và liên kết siêu dữ liệu ISBN không chính xác nếu phát hiện được.
e) cung cấp ISBN và liên kết siêu dữ liệu có liên quan cho các cơ quan đăng ký khác và cho người dùng hệ thống ISBN theo đúng những chính sách do cơ quan ISBN quốc tế đề ra.
f) biên soạn và duy trì dữ liệu thống kê về các hoạt động liên quan đến ISBN và báo cáo chúng cho cơ quan ISBN quốc tế hằng năm hoặc thường kỳ.
g) thúc đẩy, đào tạo và huấn luyện sử dụng hệ thống ISBN theo đúng quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.
h) tôn trọng triệt để các chính sách và thủ tục ISBN đã được cơ quan ISBN quốc tế thiết lập theo đúng quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn này.
i) đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục.

Phụ lục C

(quy định)

Số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số

C.1. Mục đích của số kiểm tra là để tránh các sai sót do gõ bàn phím bằng tay không đúng ISBN.

C.2. Số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số là một ký tự chữ-số dùng chữ số A-rập. Số kiểm tra được thể hiện bằng ký tự cuối cùng của chuỗi ký tự ISBN.

C.3. Số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số được tính theo thuật toán trọng số dùng kiểm tra mô đun 10.

C.4. Khi ISBN được trình bày dưới dạng người đọc, nó phải đặt sau các chữ cái ISBN. Sử dụng các dấu nối để dễ đọc và dễ hiểu cấu trúc của mã số nhưng bản thân các dấu nối này không phải là một phần của mã số.

VÍ DỤ:

Ví dụ này trình bày thuật toán mô đun 10 để tính số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số (chưa biết số kiểm tra):

Mỗi số của 12 chữ số đầu tiên được nhân liên tiếp với 1 và 3. Số kiểm tra bằng 10 trừ đi số dư là kết quả của phép chia tổng các tích số của 12 chữ số đầu tiên cho 10, với một ngoại lệ. Nếu kết quả tính toán trên là 10 thì số kiểm tra là 0.

Dùng các bước sau đây để tính số kiểm tra cho ISBN 978-0-11-000222-?.

Bước 1: Tính tổng của các tích có trọng số đối với 12 chữ số đầu tiên của ISBN (xem bảng C.1)

Bảng C.1 – Ví dụ về tính số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số

  Yếu tố tiếpđầu Yếu tố nhómđăng ký Yếu tố tổ chức xinđăng ký Yếu tố xuất bản phẩm Số kiểm tra Tổng
ISBN 9 7 8 0 1 1 0 0 0 2 2 2 ?  
Trọng số 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3  
Tích 9 21 8 0 1 3 0 0 0 6 2 6 56

Bước 2: Chia tổng của các tích có trọng số của 12 chữ số của ISBN đã tính trong bước 1 cho 10 và xác định số dư: 56/10 = 5 dư = 6

Bước 3: Lấy 10 trừ đi kết quả bước 2. Hiệu số này chính là số kiểm tra, với một ngoại lệ. Nếu số dư ở bước 2 bằng 0, thì số kiểm tra bằng 0.

10 – 6 = 4

Số kiểm tra là 4

ISBN = 978-0-11-000222-4

Công thức toán học dưới đây là một cách khác thể hiện việc tính số kiểm tra.

Số kiểm tra = mod 10 {10 – [mod 10 (tổng các tích có trọng số của 12 chữ số ISBN đầu tiên]}

Số kiểm tra = mod 10 {10 – [mod 10 (56) ]}

Số kiểm tra = 4

Để cho ISBN là đúng, tổng số của các tích có trọng số của 12 chữ số đầu tiên cộng với số kiểm tra phải chia hết cho 10 không dư.

CHÚ THÍCH: Chiều dài của các yếu tố nhóm đăng ký, tổ chức xin đăng ký và xuất bản phẩm là khác nhau, và có thể không giống như trong bảng C.1. Không phải mọi tổ hợp nhóm đăng ký và tổ chức xin đăng ký đều có giá trị. Xem phụ lục D về công thức yêu cầu và chia tách ISBN.

Phụ lục D

(tham khảo)

Dãy ISBN

D.1. Khái quát

Phụ lục này mô tả các đặc tính cấu trúc phụ có thể kiểm tra của ISBN, và chủ yếu dành cho độc giả kỹ thuật. Quy tắc này dùng để chia dãy cho khả năng để trình bày hiển thị hoặc đánh giá chương trình phụ của các thành phần của ISBN.

D.2. Phân phối dãy/phạm vi

Số chữ số trong mỗi yếu tố ISBN đối với nhóm đăng ký, người đăng ký và tên có chiều dài khác nhau, mặc dù rằng tổng số chữ số trong cả 3 yếu tố này là 9. 9 chữ số này cùng với yếu tố tiếp đầu 3 chữ số và số kiểm tra tạo thành ISBN 13 chữ số.

Số chữ số trong yếu tố nhóm đăng ký và tổ chức xin đăng ký khác nhau tùy theo yêu cầu đầu ra xuất bản của nhóm đăng ký hoặc tổ chức xin đăng ký. Nhóm đăng ký được dự tính có số lượng xuất bản phẩm chuyên khảo lớn sẽ nhận được số nhóm gồm một hoặc hai chữ số. Các nhà xuất bản được dự tính là có số xuất bản phẩm lớn sẽ được cấp số tổ chức xin đăng ký gồm hai hoặc 3 chữ số.

CHÚ THÍCH: Số chữ số được quy định và cấp cho nhóm đăng ký và tổ chức xin đăng ký trong phạm vi yếu tố tiếp đầu 978 không thể dựa vào dự báo đã quy định và cấp trong yếu tố tiếp đầu tương lai (tức là yếu tố tiếp đầu 979). Việc cấp các nhóm đăng ký và người đăng ký cho tiếp đầu tố tương lai sẽ phản ảnh lịch sử cấp và phát hệ thống yếu tố tiếp đầu theo quan điểm chung.

Quyết định các phần nội bộ của ISBN 13 chữ số là một quá trình 2 bước:

Thứ nhất: xác định nhóm đăng ký bằng cách sử dụng quy tắc yếu tố tiếp đầu đã được cấp cho ISBN.

Thứ hai: xác định chiều dài tên và tổ chức xin đăng ký bằng cách sử dụng quy tắc nhóm đăng ký. Quy tắc nhóm đăng ký có sẵn ở cơ quan ISBN quốc tế.

Bảng D.1 minh họa việc phân phối phạm vi nhóm đăng ký trong yếu tố tiếp đầu 978. Tiếp đầu tố GS1 khác được xác định để dùng trong hệ thống ISBN sẽ có quy tắc nhóm đăng ký có sẵn ở cơ quan ISBN quốc tế trước khi cấp nhóm đăng ký trong tiếp đầu tố GS1 này.

Khuyến cáo mạnh mẽ rằng phải kiểm tra cơ quan ISBN quốc tế về các nền tảng thường xuyên các thay đổi hoặc phụ thêm có thể đối với các quy tắc nhóm đăng ký.

Bảng D.1 – Phân phối phạm vi nhóm đăng ký trong yếu tố tiếp đầu 978

Yếu tố tiếp đầu Phạm vi yếu tố nhóm đăng ký M, số có trong mỗi nhóm đăng ký
978 0-5 100 000 000
6 (phạm vi chưa xác định)
7 100 000 000
80-94 10 000 000
950-989 1 000 000
9900-9989 100 000
99900-99999 10 000

 

Bảng D.2 minh họa cấu trúc nhóm đăng ký thu được như thế nào cho yếu tố tiếp đầu 978 đã được cấp cho ISBN. Việc kiểm tra 5 chữ số sau yếu tố tiếp đầu cho phép xác định chiều dài của yếu tố nhóm đăng ký. Một khi đã biết chiều dài nhóm đăng ký thì có thể thu được nhóm xin đăng ký.

Bảng D.2 – Phương pháp thu được cấu trúc nhóm đăng ký đối với yếu tố tiếp đầu 978

Nếu 5 chữ số sau yếu tố tiếp đầu nằm giữa: Chiều dài nhóm đăng ký là:

Yếu tố tiếp đầu và phần nhóm đăng ký sẽ xuất hiện sau các chữ số dưới đây và các yếu tố liên quan

00000-59999 1 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký)
60000-69999 0 (chưa xác định) (phạm vi chưa xác định)
70000-79999 1 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký)
80000-94999 2 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 5 (nhóm đăng ký)
95000-98999 3 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký)
99000-99899 4 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 7 (nhóm đăng ký)
99900-99999 5 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 8 (nhóm đăng ký)

Chiều dài của yếu tố tổ chức xin đăng ký được thiết lập trong mỗi nhóm đăng ký bởi cơ quan đăng ký ISBN phù hợp với yêu cầu của ngành xuất bản trong khu vực được chỉ định của họ. Phạm vi được cấp cho mỗi nhóm đăng ký được thiết lập trước bởi cơ quan ISBN quốc tế trước khi quyết định phân phối phạm vi của ISBN cho các nhà xuất bản trong các nhóm này.

VÍ DỤ 1:

Thử ISBN: 9786000000004

Tiếp đầu tố GS1: 978

(phân đoạn thử nhóm đăng ký): 60000

Nhóm đăng ký: (chưa xác định)

CHÚ THÍCH: Phép thử ISBN này không có giá trị vì phân đoạn thử nhóm đăng ký là trong nhóm 60000 đến 69999, có chiều dài nhóm đã quy định bằng 0 (hiện tại chưa quy định).

VÍ DỤ 2:

Thử ISBN: 9780777777770

Tiếp đầu tố GS1: 978

(phân đoạn thử nhóm đăng ký): 07777

Nhóm đăng ký: 0

CHÚ THÍCH: Phép thử ISBN này có giá trị vì phân đoạn thử nhóm đăng ký là trong phạm vi 00000 đến 59999, có chiều dài nhóm đã quy định bằng 1 (đã quy định).

Bảng D.3 minh họa phân phối khoảng mã số tổ chức xin đăng ký và các tên nhiều nhất cho mỗi tổ chức xin đăng ký trong nhóm đăng ký 978-0.

Bảng D.3 – Phân phối phạm vi số tổ chức xin đăng ký và các tên trong nhóm 978-0

Nhóm đăng ký Phạm vi yếu tố tổ chức xin đăng ký Các số có cho mỗi tổ chức xin đăng ký để phân định tên
978-0 00-19 1 000 000
200-699 100 000
7000-8499 10 000
85000-89999 1000
900000-949999 100
9500000-9999999 10

 

Bảng D.4 minh họa cấu trúc nội bộ thu được như thế nào cho nhóm đăng ký 978-0. Việc kiểm tra 5 chữ số sau yếu tố nhóm tổ chức xin đăng ký cho phép xác định chiều dài của yếu tố tổ chức xin đăng ký. Một khi đã biết chiều dài yếu tố tổ chức xin đăng ký thì có thể thu được chiều dài yếu tố tên.

Bảng D.4 – Phương pháp lấy được cấu trúc nội bộ cho nhóm đăng ký 978-0

 

Nếu 5 chữ số tiếp theo nhóm đăng ký ở giữa: Chiều dài yếu tố tổ chức xin

đăng ký là:

Chiều dài yếu tố tên là: Các phần nội bộ sẽ xuất hiện sau mỗi chữ số dưới đây và các yếu tố liên quan
00000-19999

20000-69999

70000-84999

85000-89999

90000-94999

95000-99999

2

3

4

5

6

7

6

5

4

3

2

1

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 6 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 7 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 8 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 9 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 10 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 4 (nhóm đăng ký) thứ 11 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

VÍ DỤ:

Thử ISBN: 9780777777770

Yếu tố tiếp đầu GS1: 978

Nhóm đăng ký: 0

(phân đoạn thử tổ chức xin đăng ký): 77777

Tổ chức xin đăng ký: 7777

Tên: 7777

Số kiểm tra: 0

Có thể trình bày ISBN: 978-0-7777-7777-0

CHÚ THÍCH: Phân đoạn thử tổ chức xin đăng ký nằm trong phạm vi 70000 đến 84999 có chiều dài tổ chức xin đăng ký quy định là 4 (đã quy định).

Bảng D.5 minh họa phân phối khoảng mã số tổ chức xin đăng ký và các tên nhiều nhất cho mỗi tổ chức xin đăng ký trong nhóm đăng ký 978-952.

Bảng D.5 – Phân phối khoảng mã số tổ chức xin đăng ký và tên trong nhóm đăng ký 978-952

 

Nhóm đăng ký Khoảng yếu tố tổ chức xin đăng ký M, số có sẵn với mỗi tổ chức xin đăng ký để phân định tên
978-952 00-19

200-499

5000-8899

89-94

9500-9899

99000-99999

10 000

1 000

100

10 000

100

10

 

Bảng D.6 minh họa cấu trúc nội bộ thu được như thế nào cho nhóm đăng ký 978-952. Việc kiểm tra 5 chữ số sau yếu tố nhóm tổ chức xin đăng ký cho phép xác định chiều dài của yếu tố tổ chức xin đăng ký. Một khi đã biết chiều dài yếu tố tổ chức xin đăng ký thì có thể thu được chiều dài yếu tố tên.

Bảng D.6 – Phương pháp thu được cấu trúc nội bộ cho nhóm đăng ký 978-952

Nếu 5 chữ số tiếp theo nhóm đăng ký ở giữa: Chiều dài yếu tố tổ chức xinđăng ký là: Chiều dài yếutố tên là: Các phần nội bộ sẽ xuất hiện sau mỗi chữ số sau đây và các yếu tố liên quan
00000-19999 2 4 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 8 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)
20000-49999 3 3 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 9 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)
50000-88999 4 2 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 10 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)
89000-94999 2 4 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 8 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)
95000-98999 4 2 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 10 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)
99000-99999 5 1 Thứ 3 (yếu tố tiếp đầu) thứ 6 (nhóm đăng ký) thứ 11 (tổ chức xin đăng ký) thứ 12 (tên)

VÍ DỤ:

Thử ISBN: 9789528988885

Tiếp đầu tố GS1: 978

Nhóm đăng ký: 952

(phân đoạn thử tổ chức xin đăng ký): 89888

Tổ chức xin đăng ký: 89

Tên: 8888

Số kiểm tra:5

ISBN có thể trình bày: 978-952-89-8888-5

Kết quả thử: Phân đoạn thử tổ chức xin đăng ký nằm trong khoảng từ 89000 đến 94999 có chiều dài tổ chức xin đăng ký quy định là 2 (đã quy định).

Phụ lục E

(tham khảo)

Liên kết siêu dữ liệu để đăng ký ISBN đã được cấp

E.1. Khái quát

E.1.1. Để cung cấp đầy đủ thông tin về các đối tượng mang ISBN cho các đối tượng mang ISBN khác, tổ chức xin đăng ký ISBN phải cung cấp cho cơ quan đăng ký ISBN một bộ liên kết siêu dữ liệu quy định (thông tin mô tả) về xuất bản phẩm mà ISBN đã được cấp cho nó. Liên kết siêu dữ liệu này liên hệ với mỗi ISBN được duy trì bởi cơ quan đăng ký ISBN hoặc cơ quan thư mục được họ chỉ định.

E.1.2. Quy định kỹ thuật liên quan đến loại và dạng của liên kết siêu dữ liệu này được thiết lập bởi cơ quan ISBN quốc tế phối hợp với mỗi cơ quan đăng ký ISBN riêng rẽ và được phát hành trong sổ tay người dùng ISBN.

E.2. Các yếu tố của liên kết siêu dữ liệu ISBN

E.2.1. Các yêu cầu của liên kết siêu dữ liệu đối với hệ thống ISBN phải tương hợp với tiêu chuẩn thông tin sản phẩm quốc tế ONIX được duy trì bởi EDItEUR và các tổ chức liên quan đến nó.

E.2.2. Các yếu tố của liên kết siêu dữ liệu ISBN bao gồm, tối thiểu, là:

Yếu tố dữ liệu Giải thích
ISBN

Dạng sản phẩm

Tên

Xuất bản phẩm định kỳ

Nhà phân phối

Bản in

Ngôn ngữ

Nhà in

Nhà xuất bản

Nước xuất bản

Ngày xuất bản

ISBN của xuất bản phẩm sinh ra nó

Dạng ISBN 13 chữ số

Mã chỉ phương tiện và/ hoặc dạng sản phẩm

Tên của xuất bản phẩm, cùng với tên phụ nếu có

Tên xuất bản phẩm định kỳ và bảng liệt kê khi có thể áp dụng

Tên và mã nhà phân phối

Số bản in (đối với bản in sau lần đầu), loại và thông báo

Sử dụng mã ngôn ngữ theo ISO 639-2/B

Tên hiệu mà xuất bản phẩm được xuất bản dưới tên đó

Người hoặc tổ chức làm chủ nhà in tại ngày xuất bản

Sử dụng mã nước theo TCVN 7212-1:2007

Ngày xuất bản đầu tiên theo ISBN này. Định dạng theo ISO 8601 (YYYY-MM-DD).

ISBN của xuất bản phẩm mà xuất bản phẩm mới này là một phần của nó, nếu có

 

E.3. Liên hệ của ISBN với liên kết siêu dữ liệu ISBN

Cơ quan đăng ký ISBN phải có sẵn cơ sở dữ liệu nối các ISBN với liên kết siêu dữ liệu gốc của chúng hoặc là cộng tác với cơ quan thư mục để đảm bảo rằng những cơ sở dữ liệu như vậy (có nghĩa là sách in, thư mục quốc gia) là có thể truy cập được. Các cơ quan đăng ký ISBN và các nhà xuất bản cơ sở dữ liệu thư mục có thể thu phí truy cập thông tin này.

Phụ lục F

(tham khảo)

ISBN ở dạng 10 chữ số được cấp trước khi áp dụng lần xuất bản này của TCVN 6380

F.1. Khái quát

Lần xuất này của TCVN 6380 mở rộng dung lượng mã số của hệ thống phân định ISBN bằng cách kết hợp yếu tố tiếp đầu coi như là yếu tố thứ nhất của ISBN 13 chữ số.

Trong các lần xuất bản trước của tiêu chuẩn này, ISBN chỉ là 10 chữ số bao gồm 4 yếu tố:

  1. a) yếu tố nhóm đăng ký;
  2. b) yếu tố tổ chức đăng ký (nhà xuất bản);
  3. c) yếu tố tên;
  4. d) yếu tố kiểm tra.

ISBN 10 chữ số không có khả năng phân biệt những phạm vi khác nhau của mã số có thể được cấp dưới những yếu tố tiếp đầu khác nhau. Vì vậy, kể từ 1 tháng 1 năm 2007, ISBN 10 chữ số chỉ được dùng vì lý do lịch sử.

F.2. Tính toán số kiểm tra cho ISBN 10 chữ số

Số kiểm tra của ISBN 10 chữ số được tính toán bằng cách sử dụng thuật toán mô đun 11 như cho trong ví dụ dưới đây.

VÍ DỤ:

Ví dụ này trình bày thuật toán mô đun 11 để tính số kiểm tra cho ISBN 10 chữ số (chưa biết số kiểm tra):

ISBN 10 chữ số chưa đầy đủ = 0-393-04002-? (xem bảng F.1)

Bảng F.1 – Ví dụ tính số kiểm tra cho ISBN 10 chữ số

Vị trí Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ISBN   0 3 9 3 0 4 0 0 2
Trọng số   10 9 8 7 6 5 4 3 2
Tích 144 0 27 72 21 0 20 0 0 4

 

Số kiểm tra = mod 11 [11-mod11 (tổng các tích)] = mod 11[11 -mod11 (144)] = 10

CHÚ THÍCH 1 Khi số kiểm tra tính được là 10, nó được thể hiện là “X”.

CHÚ THÍCH 2 Mod11 của một số thử là số dư của phép chia số thử cho 11, trừ khi số này nhỏ hơn 11, khi ấy nó chính là số thử.

ISBN 10 chữ số đầy đủ = 0-393-04002-X

F.3. Thể hiện ISBN 10 chữ số dưới dạng số phân định 13 chữ số

Khi một ISBN 10 chữ số được chuyển đổi thành dạng mã vạch, yếu tố tiếp đầu 978 được đặt trước 9 ký tự đầu tiên của ISBN 10 chữ số và số kiểm tra của ISBN 10 chữ số bị bỏ đi và thay bằng số kiểm tra được tính toán theo thuật toán mô đun 10 (xem phụ lục C).

VÍ DỤ

Ví dụ này trình bày việc chuyển đổi ISBN 10 chữ số thành ISBN 13 chữ số hoặc sử dụng mã vạch EAN:

ISBN 10 chữ số có số kiểm tra: 0-393-04002-X

ISBN 10 chữ số không có số kiểm tra: 0-393-04002

Yếu tố tiếp đầu được thêm vào (ISBN13 chữ số ): 978-0-393-04002

ISBN 13 chữ số có số kiểm tra: 978-0-393-04002-9 (xem phụ lục C chi tiết về số kiểm tra).

CHÚ THÍCH: Dấu gạch nối được viết vào chỉ để tăng khả năng đọc. Dấu gạch nối dùng để dễ hiểu cấu trúc nội bộ của mã số, nhưng bản thân nó không phải là phần cấu thành của mã số.

F.4. Tính tương hợp với ISBN được cấp trước khi áp dụng lần xuất bản này của TCVN 6380

F.4.1. Các số phân định sản phẩm quốc tế sẽ được chuyển đổi thành tiêu chuẩn 13 chữ số trên thực tế. Nên bắt đầu xử lý để đảm bảo các số phân định sản phẩm luôn luôn được thể hiện đầy đủ. Điều này mang lại lợi ích là mã số có thể thể hiện bằng mã vạch EAN 13 sẽ được nhận biết đối với số phân định sản phẩm dùng trong các hệ thống máy tính và liên hệ với các vật liệu in.

F.4.2. Khuyến nghị rằng các ứng dụng thương mại tham chiếu tới cấu trúc ISBN 10 chữ số đã có – trong hệ thống máy tính và trong khi in- nên được chuyển đổi thành cấu trúc ISBN 13 chữ số.

F.4.3. Nếu một ISBN 10 chữ số xuất hiện trên một xuất bản phẩm hoặc trên vật liệu đi kèm với xuất bản phẩm, nó phải được nhận biết rõ ràng là ISBN 10 chữ số. Hơn nữa, ISBN 13 chữ số cũng cần được thể hiện.

F.4.4. Trong các lần xuất bản trước của tiêu chuẩn này, chiều dài yêu cầu tối đa cho số phân định tổ chức đăng ký là 8 chữ số, kết hợp của yếu tố nhóm đăng ký và yếu tố tổ chức đăng ký. Để phân biệt các số phân định nhóm đăng ký được cấp trong các yếu tố tiếp đầu khác nhau, tất cả các tham chiếu tới các nhóm đăng ký bao gồm yếu tố tiếp đầu và nhóm đăng ký – trong hệ thống máy tính và trong khi in. Để phân biệt giữa các số phân định tổ chức xin đăng ký được cấp trong các yếu tố tiếp đầu khác nhau, tất cả các tham chiếu tới tổ chức xin đăng ký bao gồm yếu tố tiếp đầu và yếu tố nhóm đăng ký cùng với yếu tố tổ chức xin đăng ký – trong các hệ thống máy tính và trong khi in. Xem phụ lục D để biết chi tiết hơn về yếu tố nhóm đăng ký và yếu tố tổ chức xin đăng ký.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6381:2007 (ISO 3297:1998), Information and documentation – International standard serial number (ISSN) (Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN));

[2] ISO 1086:1991, Information and documentation – Title leaves of books (Thông tin và tư liệu – Các tờ tiêu đề của sách);

[3] ISO 3901:2001, Information and documentation – International standard recoding code (ISRC) (Thông tin và tư liệu – Mã vạch tiêu chuẩn quốc tế cho việc ghi chép (ISRC));

[4] ISO 10957:1993, Information and documentation – International standard music number (ISMN) (Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho nhạc) (ISMN));

[5] ISO 15706:2002, Information and documentation – International standard audiovisual number (ISAN) (Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho thính thị (ISAN));

[6] ISO 15707:2001, Information and documentation – International standard music work code (ISWC) (Thông tin và tư liệu – Mã tiêu chuẩn quốc tế cho tác phẩm nhạc (ISWC);

[7] ISO/DIS 21047, Information and documentation – International standard text code (ISTC) (Thông tin và tư liệu – Mã tiêu chuẩn quốc tế cho bản văn (ISTC));

[8] ISO/TR 21449:2004, Content delivery and rights management: Functional requirements for identifiers and discriptors for use in the music, film, video, sound recording and publishing industries (Quản lý quyền và việc chuyển tải nội dung: Các yêu cầu chức năng đối với số phân định và mô tả để sử dụng trong ngành công nghiệp nhạc, phim, video, ghi âm và xuất bản);

[9] The ISBN users’ manual [online], Berlin: International ISBN Agency, [cited 21 December 2004], available at: <http://www.editeur.org/onix.html> (Sổ tay người sử dụng ISBN [trên mạng], Berlin: Cơ quan ISBN quốc tế, [viện dẫn ngày 21 tháng 12 năm 2004], có sẵn tại <http://www.editeur.org/onix.html>);

[10] HAKALA, J. and WALRAVENS, H., Using international standard book numbers as uniform resource names [online]. Request for Comments 3187, Internet engineering task force, October 2001 [cited 21 December 2004], Available at: <http://www.ietf.org/rfc/rfc3187.txt> (HAKALA, J. and WALRAVENS, H., Sử dụng mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách làm các tên nguồn thống nhất [trên mạng]. Yêu cầu góp ý 3187, Nhóm chủ lực về internet, tháng 10 năm 2001 [viện dẫn ngày 21 tháng 12 năm 2004], có sẵn tại <http://www.ietf.org/rfc/rfc3187.txt>);

[11] ONIX for Books [online]. EDItEUR, [cited 21 December 2004], Available at: <http://www.editeur.org/onix.html> (ONIX cho sách [trên mạng]. EDItEUR, [viện dẫn ngày 21 tháng 12 năm 2004], có sẵn tại <http://www.editeur.org/onix.html>);

[12] DOI Handbook [online]. Version 4.1. International DOI foundation, November 2004 [cited 21 December 2004]. Available at <http://www.doi.org/hb.html> (Sách tóm tắt DOI [trên mạng]. Phiên bản 4.1. Sự thành lập của DOI quốc tế, tháng 11 năm 2004 [viện dẫn ngày 21 tháng 12 năm 2004]. Có sẵn tại <http://www.doi.org/hb.html>).

MỤC LỤC

Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Cấu trúc của Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách
4.1. Cấu trúc chung của ISBN
4.2. Yếu tố tiếp đầu
4.3. Yếu tố nhóm đăng ký
4.4. Yếu tố tổ chức xin đăng ký
4.5. Yếu tố xuất bản phẩm
4.6. Số kiểm tra
5. Cấp ISBN
6. Vị trí và trình bày ISBN trên xuất bản phẩm
6.1. Khái quát
6.2. Xuất bản phẩm in
6.3. Xuất bản phẩm điện tử và các dạng sản phẩm không in khác
6.4. Trình bày ISBN đa phương tiện
7. Phí
8. Quản lý hệ thống ISBN
Phụ lục A (quy định) Các nguyên tắc cấp và sử dụng ISBN
Phụ lục B (quy định) Quản lý hệ thống ISBN
Phụ lục C (quy định) Số kiểm tra cho ISBN 13 chữ số
Phụ lục D (tham khảo) Dãy ISBN
Phụ lục E (tham khảo) Liên kết siêu dữ liệu để đăng ký ISBN đã được cấp
Phụ lục F (tham khảo) ISBN ở dạng 10 chữ số được cấp trước khi áp dụng lần xuất bản này của TCVN 6380